Tiết kiệm tiền bằng cách chuyển nhà đến nơi khác

Khi vợ chồng Tracy Abriola mua ngôi nhà đầu tiên ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, họ không bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu về chi phí sống ở khu vực đó - họ chỉ muốn kiếm một ngôi nhà cũ có thể sửa mới lại trong khu vực có trường học tốt.


Nhưng hoá ra họ đã rơi vào tình trạng phải trả thuế bất động sản cực kỳ cao và trường học gần đó không tốt như mong đợi. Cuối cùng, gia đình bà phải cho con gái đi học trường tư, nghĩa là tốn thêm một khoản chi phí nữa.

"Một hôm, chồng tôi nói, ‘chúng ta có thể đi Châu Âu hai lần mỗi năm với số tiền chúng ta đã phải trả cho thuế, học phí và việc sống ở khu vực này"," Abriola kể lại. Giờ bà đã ở tuổi 40 và giữ chức giám đốc truyền thông và marketing. "Chúng tôi đã trả một số tiền ngớ ngẩn - hơn 30.000 đô la Mỹ [mỗi năm]. vì thế chúng tôi quyết định dời đi."

Khi chuyển tới sống ở thị trấn gần đó, gia đình bà cắt giảm được phần thuế bất động sản còn một nửa và cũng không cảm thấy buộc phải cho con đi học trường tư. "Chúng tôi có một ngôi nhà cùng diện tích, nhưng phải trả ít hơn rất nhiều," Abriola nói.

Cảm thấy áp lực bị chi tiêu quá nhiều không phải là điều gì hiếm gặp.

31% người làm việc ở Anh nói họ thường xuyên phải sống trong cảnh phải trả hết hoá đơn này đến hoá đơn khác, theo một khảo sát từ trang CareerBuilder.co.uk. Ở Hoa Kỳ, con số này là 40%.

Nhưng với một số người, không hẳn là do mức lương thấp khiến họ gặp khó khăn về tài chính, mà chính là do mức sống đắt đỏ ở khu vực họ đang ở.

Gần đây, khi Serena Connelly vừa chuyển từ khu vực New York City đắt đỏ đến một vùng ngoại ô gần đó, bà ước tính đã tiết kiệm được khoảng 20% chi phí hoá đơn phải trả hàng tháng, từ thuê nhà, đến bãi đậu xe và thẻ tàu điện.

"Chúng tôi rất kinh ngạc," bà Connelly, 44 tuổi, đang làm giám đốc sáng tạo trong ngành quảng cáo cho biết. "Đây là việc làm tuyệt nhất của chúng tôi trong suốt 10 năm qua."
 
Nếu bạn đang tính chuyển từ trung tâm thành phố đắt đỏ ra một vị trí ít tốn kém hơn, đây là những yếu tố bạn nên xem xét:

Việc này sẽ mất gì?

Bạn phải xác định những yêu cầu gì là quan trọng với bạn, và cố gắng tìm được những nơi đáp ứng được các yêu cầu đó, nhưng có giá chi phí rẻ hơn so với nơi ở hiện tại. Đây là việc đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức. Bạn cần thể lực tốt để thích nghi với việc có sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống. Và bạn có thể phải tính đến chuyện phải di chuyển xa hơn mỗi ngày để tới chỗ làm.

Cần chuẩn bị bao lâu?
Nếu bạn định chuyển đến sống gần nơi ở cũ nhưng vẫn làm cùng công việc cũ, sẽ không có nhiều vấn đề phải lo lắm. Nhưng nếu bạn đang tìm việc, tìm nhà và tìm trường, bạn có thể sẽ cần đến sáu tháng đến một năm, có khi cần thời gian dài hơn.

Những việc cần làm ngay
Liệt kê thứ tự ưu tiên. Viết tất cả những thứ quan trọng trong cuộc sống của bạn ra, sau đó xếp chúng vào thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.

"Điều này giúp bạn cách ly dòng cảm xúc thành một loạt các quyết định hợp lý," Peter Creedon, nhà hoạch định tài chính ở Công ty Tư vấn Crystal Brooks ở New York, Hoa Kỳ cho biết.

Bạn có cần trường tốt trong khu vực? Thời gian đi làm hàng ngày thì sao? Nếp sống nói chung ở khu vực đó thế nào? Liệu nơi đó có phải là nơi bạn có thể tìm được việc làm mới tốt hơn không? Hãy nghĩ về những vấn đề có thể giúp bạn thu hẹp số lựa chọn về nơi bạn định dọn đến.

Sử dụng nguồn lực của bản thân. Hãy tìm kiếm những thành phố có chi phí dễ chịu nhất trong khu vực, nơi tốt nhất cho người độc thân, cho cặp đôi, hay cho gia đình sinh sống, tuỳ theo hoàn cảnh của bạn.

Hãy chú ý đến những lời chỉ dẫn qua trò chuyện, các diễn đàn trên mạng và mong muốn cá nhân để tìm ra những địa điểm tiềm năng có thể dọn đến.

Nói chuyện với đại lý môi giới bất động sản về chi phí. Hãy ước tính về các chi phí hoá đơn điện nước, v.v... trong khu vực, và tất cả các loại sinh hoạt phí khác.

So sánh mức ngân sách ở từng nơi. Đừng quyết định mà không chuẩn bị gì. Hãy đưa ra các chi phí dự toán khi sống ở nơi ở mới và so sánh với các chi phí hiện tại. Cần phải đảm bảo được là bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể, bõ công thực hiện một quyết định lớn là chuyển chỗ ở.

Nghĩ như dân thổ địa. Để tìm hiểu chi phí đời sống ở nơi ở mới, hãy thử sống ở đó. "Một chuyến đi thử siêu thị, rạp chiếu phim hoặc ghé qua một nhà hàng có thể cho bạn một vài chỉ dấu về chi phí và chúng ra sao so với nơi ở hiện tại của bạn," Nicholas Goulden, giám đốc quản lý khu vực của Công ty môi giới bất động sản Your Move ở Anh Quốc cho biết. "Chi phí thường xuyên hàng tháng như đăng ký thẻ hội viên ở phòng tập thể thao, thuế nhà, chi phí gửi trẻ và vé tháng đi lại chắc chắn cần được tính trong mức sinh hoạt phí tại nơi ở mới."

Cân nhắc tới khu vực gần ga tàu điện kế sau bến bạn định chọn. Đôi khi bạn có thể giảm được chi phí đáng kể chỉ đơn giản bằng cách chuyển đến sống ở thị trấn bên cạnh cùng nằm trên tuyến đường tàu điện.

"Nếu bạn dọn đến một thị trấn như Hitchin, cách London khoảng 35 phút, đi xa thêm hai bến tàu trên cùng một tuyến đường xe lửa, là bạn đã có thể tiết kiệm đến 20% hoặc cao hơn thế trên chi phí mua nhà mà bạn phải trả," Adam Day, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của công ty Hatched.co.uk, một công ty môi giới bất động sản trực tuyến, nói.

Quay về quê nhà. Với một số người, cách tiết kiệm chi phí sống là quay về quê nhà. Đó là cách Linda Howey thực hiện. Bà quay về sống ở North Carolina ở Hoa Kỳ sau nhiều năm ở New York.

"Tôi sinh ra và lớn lên ở đây và tất cả anh em của tôi vẫn sống ở đây, bà Howey, 56 tuổi, cho biết. "Tôi bán nhà [ở New York] và mua một ngôi nhà ở đây bằng tiền mặt. Tôi không phải vay tiền thế chấp gì và thuế giảm đến 75%."

Những việc có thể làm sau
Hãy đảm bảo là bạn có thể tìm được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. "Các khách hàng của tôi chuẩn bị chuyển nhà gặp phải một vấn đề cực kỳ không lường trước: tìm bác sĩ," Ed Gjertsen II, nhà hoạch định tài chính từ công ty đầu tư chứng khoán Mack Investment Securities ở bang Illinois, Hoa Kỳ, kể lại. "Bạn nên đảm bảo rằng có thể tìm được bác sĩ thực sự chấp nhận điều trị bệnh nhân mới ở chỗ ở mới."

Suy nghĩ hợp lý. "Mọi người thường có xu hướng đánh giá thấp những khó khăn khi chuyển nơi ở và đôi khi có thể không suy nghĩ thực tế về quãng đường đi làm hoặc tới trường dài hơn," Mark Johnson, chuyên gia bất động sản và giảng viên ở Đại học Luật ở Anh cho biết. "Mọi người thường mặc nhiên cho rằng những tiện nghi ở nơi ở hiện tại là có sẵn - dĩ nhiên là đây là lí do họ trả chi phí đời sống cao hơn - nhưng họ thực sự cảm thấy thiếu thốn những tiện nghi này khi dọn đến nơi ở mới."

Tính toán khôn ngoan
Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể. Nếu bạn đang trả thuế bất động sản cao đáng kể và bạn đang tìm một nơi ở mới có thuế bất động sản thấp hơn, đó có vẻ như là một thắng lợi tài chính.
Tuy nhiên, một số thành phố có chi phí thấp hơn ở mảng này nhưng lại cao hơn ở mảng khác. "Một số bang có thuế thu nhập cá nhân rất cao nhưng thuế bất động sản thấp," Kristin Sullivan, nhà hoạch định tài chính ở công ty Sullivan Financial Planning, Colorado, Hoa Kỳ, nói.

"Nếu con bạn đang học trường tốt và điều này giúp bạn tránh phải bỏ tiền để cho con theo học trường tư, thì việc trả thuế bất động sản cao hơn cũng xứng đáng."

Hoàng Dũng sưu tầm

 

Tin cùng loại

Được đầu tư chỉn chu, căn hộ Thủ Thiêm Dragon Quận 2 làm “nức lòng” khách hàng trước ngày bàn giao

Được đầu tư chỉn chu, căn hộ Thủ Thiêm Dragon Quận 2 làm “nức lòng” khách hàng trước ngày bàn giao

Những ngày qua, các tân chủ nhân của căn hộ Thủ Thiêm Dragon tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 rất phấn khởi trước thông tin chuẩn bị nhận bàn giao vào giai đoạn tháng 6-7/2020. Từ lựa chọn rất “lý tính” ban đầu sau ...

Những dự án bất động sản nào ở HCM bị thế chấp ngân hàng?

Những dự án bất động sản nào ở HCM bị thế chấp ngân hàng?

Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM đã công bố danh sách 77 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố đang thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng.

Nhu cầu nhà phố, biệt thự ở TP HCM dự báo tăng trên 100%

Nhu cầu nhà phố, biệt thự ở TP HCM dự báo tăng trên 100%

Trong năm 2016, nhu cầu biệt thự, nhà phố tại TP HCM có thể sẽ tăng 103% so với cùng kỳ năm trước do tầng lớp có thu nhập khá giả đang tăng lên từng ngày, theo Savills Việt Nam.

Các hình dạng nhà tuyệt đối không nên mua

Các hình dạng nhà tuyệt đối không nên mua

Ngày nay, khi mua nhà, rất nhiều người thường đặt nặng vấn đề diện tích, giá nhà, vị trí... lên hàng đầu mà dường như rất ít khi quan tâm tới vấn đề phong thủy.

Coi chừng “bẫy lãi suất” khi vay tiền ngân hàng mua nhà

Coi chừng “bẫy lãi suất” khi vay tiền ngân hàng mua nhà

Giữa năm 2015, đọc được quảng cáo trên trang web của một ngân hàng về chương trình cho vay với lãi suất đặc biệt 7,49%/năm, áp dụng trong ba năm đầu tiên khi mua căn hộ của công ty N, anh T.N.N.K. (Q.T ...

"Đắng lòng .....anh chỉ là môi giới bất động sản"

Vest phẳng lỳ, nước hoa sức thơm phức, đồng hồ đeo tay hàng hiệu, IP6, Ipad Air, Macbook Pro…là những gì khách hàng thường bắt gặp mỗi khi tiếp xúc với môi giới BĐS. Tuy nhiên, có những câu chuyện "cười ra ...

Nghịch lý về việc đóng tiền sử dụng đất tại HCM

Nghịch lý về việc đóng tiền sử dụng đất tại HCM

Trong khi nhiều doanh nghiệp BĐS tại TPHCM đội sổ về nợ tiền thuế hàng trăm tỷ đồng, buộc Cục Thuế TP phải bêu tên, không ít doanh nghiệp khác phải xếp hàng đóng tiền sử dụng đất vì thủ tục quá nhiêu khê ...

Một số lưu ý khi xem ngoại cảnh trước khi mua nhà

Một số lưu ý khi xem ngoại cảnh trước khi mua nhà

Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như thành viên cư ngụ trong đó. Nó ảnh hưởng rất rõ đến môi trường khí hậu, hiện tượng mưa gió, sấm sét… của thiên nhiên đối với nhà ở. Dưới đây là một và ...

Tiền vay đổ vào bất động sản, liệu có tái diễn "bong bóng" bất động sản?

Tiền vay đổ vào bất động sản, liệu có tái diễn

Cuối năm, phong trào mua nhà, xây, sửa nhà đón Tết đang vào mùa. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều ngân hàng (NH) tung ra thị trường gói khuyến mại dành cho cá nhân vay mua, xây sửa nhà.

Việt Nam gia nhập TPP Bất động sản được gì?

Việt Nam gia nhập TPP Bất động sản được gì?

Sau một thời gian dài đàm phán, cuối cùng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được sự thống nhất cuối cùng. TPP cũng đã mang đến một “cơn sốt” trong xã hội vì nhiều đá ...

Chiêu lạ trong rao bán bất động sản nghỉ dưỡng

Chiêu lạ trong rao bán bất động sản nghỉ dưỡng

Năm 2015, bất động sản nghỉ dưỡng gây bất ngờ với hàng loạt sự kiện mở bán diễn ra liên tiếp. Không giống với các bất động sản để ở thông thường, các dự án bất động sản có giá trị lớn, nên để hút khách, ...

Hàng loạt dự án tòa cao ốc tại TP. HCM bị bỏ hoang: Hệ lụy sau cơn sốt nóng

Hàng loạt dự án tòa cao ốc tại TP. HCM bị bỏ hoang: Hệ lụy sau cơn sốt nóng

Tại TP.HCM hiện có khá nhiều tòa cao ốc đã xây xong phần thô, nhưng bị bỏ hoang, xuống cấp. Đây là hậu quả của cơn sốt nóng thị trường bất động sản từ những năm 2008.

Thị trường bất động sản HCM: Đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ?

Thị trường bất động sản HCM: Đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ?

Nguồn cung tăng chóng mặt, trong đó chiếm đa số là các dự án trung và cao cấp, giá bán cũng đang có xu hướng tăng theo khiến nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cho thị trường bất ...

Sống ở chung cư - Căn hộ có an toàn không?

Sống ở chung cư - Căn hộ có an toàn không?

Nhiều vụ cháy nổ chung cư cao tầng xảy ra gần đây đã làm bất an người dân, đặt ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của nhà chung cư, đặc biệt là trong phòng chống cháy nổ.

Thu nhập trung bình, nên mua căn hộ của dự án nào ở quận Bình Tân?

Thu nhập trung bình, nên mua căn hộ của dự án nào ở quận Bình Tân?

Không phải nằm ở vị trí đắc địa của trung tâm Tp.HCM, tuy nhiên nhiều người vẫn lựa chọn mua nhà tại quận Bình Tân do phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Trong đó, Green Park, 8X Rainbow, Angia Star,… là các d ...

Chuyện không hề dễ khi người thu nhập thấp tiếp cận gói 30 nghìn tỷ đồng

Chuyện không hề dễ khi người thu nhập thấp tiếp cận gói 30 nghìn tỷ đồng

Người chưa có nhà đất thì không có tài sản thế chấp, người có đất thì hoặc lương quá ít hoặc giá trị đất thấp, người lao động tự do không có cơ sở đảm bảo trả nợ… là những lý do mà ngân hàng không chấp ...

Các dự án căn hộ có giá tầm trung tại quận Bình Thạnh

Các dự án căn hộ có giá tầm trung tại quận Bình Thạnh

Tiện ích cơ bản đầy đủ, giá cả vừa phải là một trong những yếu tố hàng đầu mà người mua xem xét khi chọn nhà. Với tầm trên dưới 2 tỷ, những dự án không rẻ nhưng cũng không quá cao như Saigonres Plaza, ...

Một số lưu ý nên tránh khi đầu tư vào bất động sản

Một số lưu ý nên tránh khi đầu tư vào bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau nhiều năm ảm đạm. Dưới đây là 10 điều nên tránh khi đầu tư bất động sản nếu bạn muốn gia nhập vào thị trường nhiều biến động này.

Đến bao giờ thị trường BĐS thực sự minh bạch với người dân?

Đến bao giờ thị trường BĐS thực sự minh bạch với người dân?

Có rất nhiều vụ kiện giữa những người mua nhà và các chủ đầu tư vì sự thiếu minh bạch.

Đất nền giá rẻ, nhiều bất ổn mà người mua cần tỉnh táo cân nhắc

Đất nền giá rẻ, nhiều bất ổn mà người mua cần tỉnh táo cân nhắc

Ở một số khu vực ngoại thành TP.HCM hiện nay mọc lên hàng loạt bảng rao bán nền đất giá rẻ thậm chí chỉ vài chục triệu đồng/nền và quảng cáo rằng có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, nhằm thu hút đối tượng khách ...