Sau hơn 10 năm tái định cư bị thu thêm tiền đất

Gia đình tôi và nhiều hộ gia đình khác bị di dời trong dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) từ năm 2001.

Gia đình tôi và nhiều hộ gia đình khác bị di dời trong dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) từ năm 2001.


Ông Nguyễn Văn Hạnh (người dân sống tại số nhà 135/17/72 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bức xúc vì hơn 10 năm nay nhà ông không được cấp giấy chủ quyền nhà, đất - Ảnh: Hữu Khoa

Cũng trong năm này, chúng tôi được UBND quận Bình Thạnh bố trí tái định cư bằng nền đất tại dự án khu A-B-C phường 22, quận Bình Thạnh do Công ty Thanh niên xung phong làm chủ đầu tư. Theo tính toán của chủ đầu tư và UBND quận, người dân bị di dời phải mua đất tái định cư với giá 1,1 triệu đồng/m2. Người dân đã xây nhà trên khu tái định cư mới và ở ổn định từ đó đến nay. Chúng tôi nhiều lần đề nghị UBND quận Bình Thạnh cấp giấy chủ quyền nhà, đất cho người dân nhưng không được đáp ứng.

Năm 2011, UBND quận Bình Thạnh ban hành kế hoạch cấp giấy chủ quyền cho các hộ dân tái định cư tại dự án khu A-B-C. Nhưng trong kế hoạch này, UBND quận chia 205 hộ dân đã được bố trí tái định cư tại dự án thành ba nhóm: A, B và C.

Theo đó, nhóm A là những hộ gia đình có diện tích đất giải tỏa đủ tiêu chuẩn tái định cư bằng nền đất và được bố trí đúng tiêu chuẩn, đúng diện tích; nhóm B là những hộ gia đình phải di dời đủ tiêu chuẩn tái định cư bằng nền đất nhưng được bố trí vượt tiêu chuẩn diện tích quy định; nhóm C là những hộ gia đình không đủ tiêu chuẩn bố trí tái định cư bằng nền đất (chỉ có tiêu chuẩn bố trí tái định cư bằng căn hộ chung cư).

Theo UBND quận Bình Thạnh, căn cứ để phân nhóm như trên dựa vào chỉ đạo của chủ tịch UBND TP và kết quả thanh tra của thanh tra quận Bình Thạnh. Kế hoạch cũng yêu cầu các hộ gia đình tái định cư nhóm B và C phải đóng tiền sử dụng đất với giá 8,3 triệu đồng/m2 đất vượt tiêu chuẩn hoặc cấp sai.

Có 145 hộ thuộc nhóm B và C phải đóng tiền sử dụng đất, một số hộ phải đóng trên 500 triệu đồng cho hai nền đất tái định cư.

Các hộ gia đình không đồng ý đóng tiền sử dụng đất và khiếu nại đến cơ quan chức năng tại TP.HCM. Chúng tôi phải di dời nhà ở, giao phần đất của mình cho Nhà nước mở đường, khi được tái định cư chúng tôi phải mua đất theo bảng giá đất 05 năm 1995 của UBND TP và đã đóng tiền đầy đủ. Nay tại sao buộc chúng tôi phải đóng thêm tiền mới cấp giấy chủ quyền nhà, đất?

Năm 2012, ông Nguyễn Hữu Tín, phó chủ tịch UBND TP, tiếp chúng tôi hứa sẽ nhanh chóng cấp giấy chủ quyền cho các hộ dân. Tuy nhiên, sau khi ông Tín và các sở ngành chỉ đạo xong thì UBND quận tiếp tục không chịu cấp giấy chủ quyền cho dân.

Đến năm 2013, UBND TP tiếp tục có công văn chỉ đạo chỉ thu gần 3 triệu đồng/m2 đất vượt tiêu chuẩn và cấp sai đối với các hộ dân thuộc nhóm B và C. Chúng tôi thấy rất vô lý, tại sao năm 2001 chính quyền đã thu hồi đất, đã có quyết định cấp đất tái định cư cho chúng tôi mà đến nay lại cho rằng quyết định trên sai và tính toán lại?

Gần đây, theo rà soát kê khai về việc cấp giấy chủ quyền nhà, đất của UBND phường, tôi thấy có nhiều hộ thuộc nhóm C trong danh sách đã được cấp giấy chủ quyền nhà, đất. Hỏi ra thì các hộ nói là đi làm qua dịch vụ. Vì sao làm dịch vụ thì được cấp giấy chủ quyền?

NGUYỄN VĂN HẠNH

(đại diện một số hộ dân tại dự án khu A-B-C P.22, Q.Bình Thạnh)

* Đại diện UBND quận Bình Thạnh:

UBND quận đã bố trí tái định cư sai

Năm 2001, Công ty Thanh niên xung phong bố trí tái định cư cho người dân bị di dời ở nhiều dự án khác nhau vào khu tái định cư A-B-C phường 22. Trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND quận đã giải quyết một số kiến nghị tăng diện tích đất tái định cư của dân nhằm thuyết phục người dân nhanh chóng bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, sau đó có khiếu nại nên UBND TP chỉ đạo thanh tra việc bố trí tái định cư trong dự án khu A-B-C và một khu tái định cư khác của phường 22. Kết quả thanh tra cho thấy có một số hộ dân được bố trí tái định cư với diện tích đất vượt tiêu chuẩn, một số hộ dân chỉ có tiêu chuẩn tái định cư bằng căn hộ chung cư nhưng đã được bố trí bằng nền đất. Lúc này, đa số người dân được bố trí nền đất tại dự án A-B-C đã xây nhà nên không thể thu hồi phần đất đã cấp sai. Vì vậy, cơ quan chức năng phân 205 hộ dân tái định cư tại dự án khu A-B-C thành các nhóm A, B, C như người dân đã nói ở trên.

UBND TP đã chỉ đạo phải giải quyết vụ việc để đảm bảo công bằng cho tất cả các hộ dân và đã đồng ý với đề xuất thu tiền khi cấp giấy chủ quyền nhà, đất của các hộ dân thuộc nhóm B và C. Giá đất của khu tái định cư A-B-C ban đầu được tính là 8,3 triệu đồng/m2 (bằng 50% giá đất của đường Nguyễn Hữu Cảnh). Các hộ dân chỉ phải đóng tiền cho phần đất vượt chuẩn. Ngoài ra, dân còn được trả lại số tiền mua phần diện tích đất vượt chuẩn trên và tính theo lãi suất ngân hàng kể từ ngày đóng tiền đến nay. Giá tiền dân phải đóng thấp hơn nhiều lần so với giá đất thị trường. Nhiều người dân khiếu nại, không đóng tiền theo kế hoạch này.

Đến năm 2013, UBND TP có chỉ đạo chỉ thu tiền cơ sở hạ tầng cho phần đất vượt tiêu chuẩn của các hộ thuộc nhóm B và nhóm C với giá gần 3 triệu đồng/m2 đất, không thu tiền sử dụng đất. Hiện vẫn còn một số hộ dân không đồng ý đóng tiền để được cấp giấy chủ quyền. Việc cấp giấy chủ quyền không phân biệt các hộ thuộc nhóm A, B, hay C. Nếu các hộ dân đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính thì UBND quận giải quyết cấp giấy chủ quyền, điều này đúng chứ không sai.

D.N.HÀ ghi

 

theo Tuổi Trẻ

Tin cùng loại

Lập kế hoạch di dời 17.000 nhà "ổ chuột" ven kênh của Tp.HCM

Lập kế hoạch di dời 17.000 nhà

UBND Thành phố vừa giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án, kế hoạch nhằm hoàn thành mục tiêu di dời 17.000 căn hộ trên và ven kênh rạch trong thời gian sớm nhất.

Phú Quốc, Kiên Giang: Quy hoạch 1/500 Khu dân cư Thung Lũng Tím

Phú Quốc, Kiên Giang: Quy hoạch 1/500 Khu dân cư Thung Lũng Tím

UBND Kiên Giang đã ban hành Quyết định 1347/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Thung Lũng Tím tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc.

Ninh Bình: Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình

Ninh Bình: Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 1.540 tỷ đồng đầu tư xây dựng tiểu dự án đô thị Sa Pa

Hơn 1.540 tỷ đồng đầu tư xây dựng tiểu dự án đô thị Sa Pa

Ngày 29/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm khởi động Dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển các đô thị hành lang tiểu vùng sông Mekong (GMS) ...

Hà Nội xem xét cấp sổ đỏ cho khu dân cư xây trên đất rừng

Hà Nội xem xét cấp sổ đỏ cho khu dân cư xây trên đất rừng

Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ rà soát từng trường hợp về xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân yên tâm sinh sống, sản ...

Đồng Nai cần trên 440.000 tỷ đồng để phát triển đô thị

Đồng Nai cần trên 440.000 tỷ đồng để phát triển đô thị

Theo nhận định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, do hạ tầng khung giao thông vùng kết nối Đồng Nai với Thành phố Hồ Chí Minh thiếu đồng bộ nên đô thị mới Nhơn Trạch chưa thể phát triển theo quy hoạc ...

Cần đến 14 năm làm thủ tục để đầu tư một resort

Cần đến 14 năm làm thủ tục để đầu tư một resort

Để phát triển một dự án resort khoảng 300 phòng tiêu chuẩn 4-5 sao trên diện tích trung bình 10 héc-ta tại Việt Nam, nhà đầu tư cần 167 tháng, tức gần 14 năm, để thực hiện từ khâu ý tưởng đến khi đưa reso ...

Nghiêm cấm việc giao đất để lập khu mộ gia đình, dòng họ

Nghiêm cấm việc giao đất để lập khu mộ gia đình, dòng họ

Hà Nội vừa ban hành quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong Luật Đất đai mới quyền lợi nhà đầu tư vẫn chưa bảo đảm

Trong Luật Đất đai mới quyền lợi nhà đầu tư vẫn chưa bảo đảm

Trong một báo cáo phát hành ngày 24/7, nhà tư vấn và môi giới bất động sản CBRE vừa đưa ra những góp ý với Luật Đất đai sửa đổi, theo chiều hướng đánh giá quyền lợi các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu ...

Đặc khu kinh tế: tư duy đi và tư duy lại

Đặc khu kinh tế: tư duy đi và tư duy lại

Hãy để cho các nhà đầu tư chiến lược tự đầu tư xây dựng và quản lý những khu kinh tế mới, và chỉ khi nào thật cần thiết hay có yêu cầu của nhà đầu tư (về việc giữ gìn an ninh, trật tự, chống đình công ...

Giá thuê đất “đè” doanh nghiệp

Giá thuê đất “đè” doanh nghiệp

Hiệp hội DN TP.HCM phối hợp với Hội DN quận Phú Nhuận TP.HCM tổ chức hội thảo “Khó khăn của DN về giá cho thuê đất”, cho thấy tình trạng nhiều DN không trả được tiền thuê đất quá cao.

Di dời chợ xe máy Dịch Vọng, dân kinh doanh thất vọng

Di dời chợ xe máy Dịch Vọng, dân kinh doanh thất vọng

UBND quận Cầu Giấy ngày 23-7 đã chính thức đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép di chuyển chợ xe máy, đồ cũ duy nhất của Hà Nội tại phường Dịch Vọng ra khỏi địa bàn quận (dự kiến chuyển sang quận Bắc Từ Liêm). ...

Luật Đất đai 2013: Nhiều doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp kêu khó

Luật Đất đai 2013: Nhiều doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp kêu khó

Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2014 đã nhận được sự phản hồi đầy lo lắng của nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư và kinh doanh các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Không thể chậm trễ việc xử lý nước thải tại cụm công nghiệp

Không thể chậm trễ việc xử lý nước thải tại cụm công nghiệp

Trên địa bàn TP hiện đã thành lập hơn 100 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CCN - TTCN) song gần một nửa trong số đó vẫn chưa có quy hoạch (QH) hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT).

Mất cơ hội kinh doanh vì vướng quy hoạch

Mất cơ hội kinh doanh vì vướng quy hoạch

Vướng quy hoạch, dự án dừng triển khai, hàng ngàn tỷ đồng "đắp chiếu", cổ đông sốt ruột… đó là những "điểm nóng" đã được nêu ra tại Hội nghị gặp gỡ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) trên đ ...

Nhà thầu “chăm chăm” giá thấp, không còn “đất sống”

Nhà thầu “chăm chăm” giá thấp, không còn “đất sống”

Theo luật Đấu thầu mới, đề xuất kỹ thuật, năng lực và kinh nghiệm sẽ là những yếu tố được xét đến đầu tiên, thay vì ưu tiên các nhà thầu bỏ giá thấp nhất như trước đây.

Liệu có hết vi phạm khi tăng mức phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng

Liệu có hết vi phạm khi tăng mức phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng

HĐND TP Hà Nội đã thông qua việc tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Theo đó, nhiều hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng như không phép, sai phép sẽ ...

Hà Nội: Khó xử lý nhiều trường hợp vi phạm đất công

Hà Nội: Khó xử lý nhiều trường hợp vi phạm đất công

Hiện nay, trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) có khoảng 769 vị trí đất công, đất chưa sử dụng với tổng diện tích hơn 4.62 triệu m2, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp không giao.

Hà Nội: Tìm cách gỡ vướng cho hàng ngàn căn hộ chưa có sổ đỏ

Hà Nội: Tìm cách gỡ vướng cho hàng ngàn căn hộ chưa có sổ đỏ

Do quỹ đất ở ngày càng hạn hẹp, trong khi các chung cư thương mại, thu nhập thấp cứ đua nhau mọc lên đã khiến tình trạng chậm cấp sổ đỏ ở thành phố có dân số lớn thứ 2 cả nước vẫn còn phổ biến.

Hậu Giang: Khởi công dự án nhà thu nhập thấp quy mô 1.230 căn

Hậu Giang: Khởi công dự án nhà thu nhập thấp quy mô 1.230 căn

Hôm nay (22/7), Công ty Cổ phần Thiên Lộc – HG vừa khởi công dự án Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.