Bình Dương sẽ xây dựng 6 tuyến đường sắt
Hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương sẽ bao gồm 6 tuyến trên cao và tuyến mặt đất theo Quyết định 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương sẽ bao gồm 6 tuyến trên cao và tuyến mặt đất theo Quyết định 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu phát triển đường sắt đô thị là giải quyết được vận tải hành khách công cộng. Do đó, phải xây dựng các tuyên đường sắt đô thị theo hướng: Một là hướng tâm từ trung tâm đô thị Thủ Dầu Một - đô thị mới Bình Dương và tuyến đi Dầu Tiếng, với 6 tuyến trên cao và tuyến mặt đất.
Tuyến số 1: Nối trung tâm đô thị mới với Ga Suối Tiên (ga cuối cùng của đường metro số 1 (ở TP. Hồ Chí Minh) từ Bến Thành đi Suối Tiên đang thi công và sẽ hoàn thành vào năm 2018). Tuyến số 1 của Bình Dương sẽ đi trên cao. Dự kiến ưu tiên xây dựng để hoàn thành trước năm 2020 nối với Suối Tiên thông suốt từ trung tâm đô thị mới qua các vùng phía Nam Bình Dương và đến TP. Hồ Chí Minh.
Tuyến số 2: Từ TP. Thủ Dầu Một đi TP. Hồ Chí Minh là tuyến tàu điện nhẹ (light metro). Tuyến sẽ đi trên cao dọc theo QL.13 qua Vĩnh Bình (Bình Dương) nối với tuyến metro số 3 (TP. Hồ Chí Minh) tại ngã tư Bình Phước. Tuyến này dài 24,2 km sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 3: Thành phố mới Thủ Dầu Một - Mỹ Phước - Bàu Bàng - Long Nguyên. Tuyến dài 32,3 km, kết nối trung tâm Đô thị mới với trung tâm Nam Bến Cát; chạy trên cao, xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 4: Bắt đầu từ ga trung tâm Thành phố mới - Uyên Hưng - Tân Thành. Toàn tuyến dài 22,3 km, kết nối từ trung tâm đến phía Đông, đi trên cao, sẽ xây dựng sau 2020.
Tuyến số 5: Chạy từ Vĩnh Phú (Thuận An) - Miễu ông Cù. Tuyến nảy nhằm vận chuyển công nhân trong các KCN và nối với metro số 4 vào TP. Hồ Chỉ Minh; sẽ chạy trên caó, xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 6: Từ Thành phố mới đi Vĩnh Phước. Tuyến dài 29,6 km, chạy trên cao, sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 7: Là tuyến từ Mỹ Phước đi Dầu Tiếng, dài 38,8 km, là tuyến chạy trên mặt đất, sẽ xây dựng sau năm 2020.