Nóng trong tuần: Quốc hội thảo luận loạt vấn đề "nóng"
- Nhà ở xã hội, vi phạm xây dựng làm nóng nghị trường; Vì sao sân bay Long Thành chậm trễ; Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ “xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn; Bỏ vài tỷ mua căn hộ cao cấp, cư dân nhận “bực mình” vì tranh chấp... là những thông tin nhà đất nóng trong tuần qua.
Hình minh họa
Nhà ở xã hội, vi phạm xây dựng làm nóng nghị trường
Ngày 30/10, Bộ Xây dựng đã trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội xoay quanh các vấn đề về vi phạm trật tự xây dựng, quản lý đất đai và thực trạng phát triển phân khúc Nhà ở xã hội trên thị trường.
Trả lời chất vấn, Bộ trường Phạm Hồng Hà thừa nhận, tình trạng vi phạm xây dựng đang còn diễn ra khá phổ biến và theo hướng ngày càng phức tạp. Ông Hà dẫn chứng, trong 9 tháng năm 2018 có đến hơn 10.800 công trình vi phạm, trong đó không phép là hơn 3.000 công trình, sai phép là hơn 5.000 và các sai phạm khác là 2.000. Theo Bộ trưởng xây dựng, mặc dù đã giảm bình quân 2-3% so với năm 2017 nhưng con số cũng còn nhiều.
Vì sao sân bay Long Thành chậm trễ?
Tại phiên họp giao ban công tác UBND TP. Hà Nội ngày 30/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm đối với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Lãnh đạo TP. Hà Nội đã chỉ rõ những yếu kém trong công tác quản lý như vụ việc vi phạm trật tự xây dựng ở Ba Vì, Sóc Sơn mà dư luận đang quan tâm. Theo ông Chung, thành phố đã phân cấp thanh tra xây dựng cho các quận, huyện nhưng nhiều nơi làm việc vẫn hời hợt; trách nhiệm phối hợp giữa các sở với huyện còn yếu và cần khắc phục ngay.
Sau 26 năm chờ đợi, dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa lại quay về vạch xuất phát, tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện. Và lần này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ mất khoảng 800 ngày, một khoảng thời gian không ngắn nhưng chẳng thấm vào đâu nếu so với ngần ấy năm dài đằng đẵng mà người dân sống trong dự án này phải chịu đựng.
ng Phong cho biết, năm 2015 dự án siêu đô thị này được thành phố giao cho liên danh giữa Tập đoàn Bitexco và Công ty Emaar Properties PJSC. Được biết, Emaar Properties PJSC là một gã khổng lồ trong ngành bất động sản đến từ các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất.
Thời điểm đó, liên danh này đã tung ra kế hoạch xây dựng dự án này theo các tiêu chí đô thị sinh thái, hiện đại với hệ thống hạ tầng xã hội-kỹ thuật được đầu tư xây dựng đồng bộ, nằm trong tổng thể không gian công viên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Tổng diện tích dự án khoảng 427 ha, gồm toàn bộ phường 28, quận Bình Thạnh, với vốn đầu tư trên 30.000 tỉ đồng.
Đà Nẵng: Cảnh báo giả mạo văn bản xây cầu để gây sốt đất
Sở Thông tin - Truyền thông Đà Nẵng vừa phát đi thông tin cảnh báo về việc hện nay trên các trang mạng xã hội đang đăng tải văn bản giả mạo, có số văn bản ghi trên Công văn giả này là 738/2018/UBND-XDCB, ngày 31/10/2018 cho là Chủ tịch UBND thành phố ký với tiêu đề V/v phê duyệt hình thức đầu tư xây dựng đối với công trình cầu nối từ đường Bùi Tá Hán qua Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân.
Nơi gửi của văn bản giả này được gửi đến các cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, UBND quận Cẩm Lệ, UBND quận Ngũ Hành Sơn.
Tại dự án trung tâm thương mại - văn phòng - căn hộ cao cấp Discovery Complex 302 Cầu Giấy, một trong dự án có vị trí đắc địa có giá bán dao động từ 35-40 triệu đồng/m2 và cũng nơi xảy ra tranh chấp kéo dài giữa chủ đầu tư và cư dân.
Dự án này được tái khởi động từ năm 2007 do Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và dịch vụ Cầu Giấy làm chủ đầu tư. Trong đơn thư gửi Bộ Xây dựng mới đây, cư dân dự án Discovery đã kiến nghị Bộ này xem xét, giải quyết hàng loạt các vấn đề phát sinh mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư.
Chây ì quỹ bảo trì, chủ đầu tư Khang Gia bị phạt 125 triệu đồng
Công ty địa ốc Khang Gia – chủ đầu tư dự án chung cư Khang Gia Tân Hương (quận Tân Phú, TP.HCM) bị xử phạt số tiền 125 triệu đồng vì cố tình “ôm” quỹ bảo trì không bàn giao cho ban quản trị chung cư.
UBND TP.HCM yêu cầu địa ốc Khang Gia khắc phục hậu quả bằng việc bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho ban quản trị nhà chung cư. Tổ chức vi phạm phải thực hiện các nội dung bị xử phạt trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định.
Nợ đọng thuế còn gần 83.000 tỉ đồng
Mở đầu ngày chất vấn thứ hai, trả lời đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) về giải pháp thu hồi nợ đọng thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết mấy năm gần đây đã thu được 82% số nợ đọng. Cụ thể, năm 2017 thu được 44.773 tỷ đồng tăng 12% so với 2016 và 9 tháng thu được 25.382 tỷ đồng, đạt 61% tiền nợ đọng thuế có khả năng thu hồi tới 31/12/2017.
Bộ trưởng Dũng cho biết, hàng năm cũng có những đôn đốc thu hồi các khoản thuế truy thu trong kết luận của cơ quan kiểm toán, đạt trên 80%. Tỷ lệ nợ đọng thuế/tổng thu nội địa giảm dần qua các năm, năm 2016 là 8,5%; năm 2017 còn 7,6% và cuối tháng 9/2018 còn 7,5%. Tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu/tổng thu nội địa cũng giảm, năm 2016 là 5,6%, 2017 là 4,4% và 9 tháng 2018 còn 4,3%.
Hoàng An (TH)
Theo cafeland.vn