Xử dứt điểm quy hoạch treo Thanh Đa, đất công

Người đứng đầu chính quyền TP HCM cam kết giải quyết dứt điểm tình trạng "treo" tại dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa; trong khi đó HĐND TP ra nghị quyết về đất công

Chiều 11-7, kỳ họp thứ 9 HĐND TP HCM khóa IX đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề về hiệu quả công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn TP.

"Treo" nữa là có tội với dân

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu (ĐB) Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng chính quyền phải kiên quyết hơn nữa trong xử lý dự án treo. ĐB Khuê nói cử tri Bình Thạnh đề nghị "giải treo" dự án khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa trên bán đảo Thanh Đa. Dự án này đã treo 26 năm là bấy nhiêu năm người dân sống trong cảnh khốn đốn.

Theo ông Khuê, đây là vùng dân đông, không xa trung tâm TP nhưng cuộc sống không đạt yêu cầu, giao thông và môi trường sống xung quanh nhếch nhác, mầm bệnh liên tục xảy ra. "Cuộc sống người dân khó khăn trong suốt thời gian quá dài. Chính quyền TP đã tích cực chào mời nhà đầu tư nhưng đến nay dự án vẫn chưa chuyển động. Treo quá lâu rồi, đã quá sức chịu đựng của cử tri quận Bình Thạnh" - ĐB Khuê nói.

Dự án khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa trên bán đảo Thanh Đa "treo" 26 năm khiến cư dân nơi đây khổ đủ đường Ảnh: Hoàng Triều

Đến thực địa bán đảo Thanh Đa, ĐB Khuê cho biết cảm nhận nơi đây giống một vùng đất hoang hóa khi đời sống người dân hết sức chật vật, nhà cửa còn tệ hơn khu tạm cư. Ông kể: "Tôi gặp một thanh niên 25 tuổi ở Thanh Đa. Cậu ấy nói mọi thứ xung quanh từ khi sinh ra tới giờ vẫn vậy, không có gì thay đổi".

Từ đó, ĐB Khuê đề nghị sớm có giải pháp để giải quyết cho dân, không để dự án tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con.

Các đại biểu HĐND TP HCM biểu quyết thông qua nghị quyết về đất công Ảnh: Hoàng Triều

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong phát biểu: "Trước hết, thay mặt UBND TP, tôi xin chia sẻ khó khăn với người dân trong vùng dự án". Ông Phong kể ông đã nghe những bức xúc của bà con về dự án này từ rất lâu, từ năm 1997 khi ông là ĐB Quốc hội TP HCM. "Khi ấy, tôi chỉ có thể kiến nghị chính quyền giải quyết nhanh cho bà con. Sau đó, tôi chuyển công tác rời khỏi TP rồi quay trở về nhưng dự án vẫn chưa có chuyển động gì đáng kể" - ông Phong nói.

Chủ tịch UBND TP khẳng định đã mời nhà đầu tư lên làm việc, đề nghị phải thực hiện cam kết nếu không sẽ thu hồi dự án. Họ cam kết tiếp tục triển khai. Ông Phong cho biết các ngành của TP sẽ thẩm định chặt chẽ lời cam kết này của doanh nghiệp. Trước đây, Thủ tướng đồng ý về việc nhà đầu tư thực hiện dự án Thanh Đa là một liên danh gồm một đơn vị trong nước và một đơn vị nước ngoài.

Sau đó nhà đầu tư nước ngoài rút đi, liên danh tan vỡ, bây giờ TP phải xin ý kiến Thủ tướng có cho nhà đầu tư này tiếp tục triển khai hay không nên thủ tục kéo dài. "Tôi cam kết với ĐB, UBND TP sẽ chỉ đạo triển khai nhanh việc này, triển khai được không cũng giải quyết dứt điểm chứ không thể để thế này nữa. Bởi đặt mình trong cảnh người dân sẽ thấy được nỗi khổ của dân, không chỉ dự án này mà còn những dự án khác" - người đứng đầu chính quyền TP nhấn mạnh.

Là một trong những dự án bị "treo" lâu nhất TP - khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa được UBND TP phê duyệt vào năm 1992. Mặc dù có nhiều động thái nhưng mãi đến cuối năm 2015, Liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC được UBND TP chỉ định là nhà đầu tư dự án với số vốn hơn 30.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2017, Emaar Properties PJSC xin rút khỏi dự án và TP lại xin ý kiến Chính phủ chấp thuận cho Bitexco tiếp tục là nhà đầu tư. Như vậy, người dân tiếp tục chờ đợi sau 26 năm bị "treo".

Lập quy hoạch sử dụng đất, phải lấy ý kiến dân

Thảo luận về hiệu quả quản lý đất công, ĐB Cao Thanh Bình phản ánh nhiều đơn vị chưa đưa nhà đất vào danh sách cập nhật dẫn đến tình trạng bị lấn chiếm, tranh chấp. Ngoài ra, qua khảo sát, giám sát cũng phát hiện việc cho thuê sai thẩm quyền.

ĐB Khuê cho biết có những dự án nhằm vào những khu dân cư ổn định để thực hiện đền bù, trong khi có những quỹ đất lãng phí.

ĐB Nguyễn Thị Tố Trâm nói việc lãng phí đất công diễn ra trong thời gian dài gây bức xúc cho người dân, nhiều khu đất ở vị trí trung tâm bị bỏ hoang hoặc cho thuê với giá rẻ bất ngờ, những địa chỉ nhà đất thuộc nhà nước quản lý nhưng chưa được kê khai, bị lấn chiếm. "Mâu thuẫn ở chỗ trong khi hàng trăm khu đất công bị bỏ hoang, sử dụng sai mục đích, lợi nhuận không vào ngân sách thì kinh phí để giải quyết những vấn đề như ngập nước, nhiều cơ sở y tế, trường học chật hẹp thì thiếu hụt" - ĐB Trâm trăn trở.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng nhìn nhận kết quả giao đất, cho thuê đất chưa đạt được kế hoạch sử dụng đất mặc dù TP đã rất nỗ lực. Sau khi được giao đất còn nhiều trường hợp chậm đưa vào sử dụng, có dự án giao rồi nhưng chưa triển khai tạo sự bức xúc cho người dân.

"Người dân vì sự phát triển đô thị sẵn sàng giao đất, nhưng sau khi giao rồi thì chậm triển khai. UBND TP chỉ đạo các sở - ngành liên quan dứt khoát đến quý III/2018 phải báo cho UBND TP rằng còn 1.400 dự án thì cái nào chậm triển khai, không đủ điều kiện là phải thu hồi" - ông Phong nói.

Sau khi nghe các sở - ngành giải trình, ĐB đã thống nhất thông qua nghị quyết về vấn đề này. Theo đó, HĐND TP đề nghị UBND TP khi lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến nhân dân. Chính quyền phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm trong việc chấp hành chính sách pháp luật về đất đai; chỉ đạo các ngành, các cấp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, nhất là quản lý sử dụng nhà đất công bảo đảm tính thống nhất, minh bạch. "HĐND TP giao UBND TP có kế hoạch triển khai và báo cáo kết quả với HĐND TP vào kỳ họp thường lệ cuối hằng năm" - nghị quyết nêu rõ.

Hôm nay (12-7), kỳ họp thứ 9 HĐND TP HCM khóa IX sẽ diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và Sở Khoa học - Công nghệ.

Bức xúc công trình trái phép ở Đà Nẵng, Cần Thơ

Vì sao thủy điện "mọc" ồ ạt ở Thanh Hóa?

Trong phiên thảo luận và chất vấn, ngày 11-7, các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đã tập trung vào tình trạng xây dựng trái phép, không phép, đặc biệt là ở các dự án khách sạn, nhà cao tầng. Nhiều ĐB bày tỏ nghi ngại về việc chính quyền có hợp thức hóa đối với các dự án sai phép.

Trả lời chất vấn, ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, cho biết chính quyền TP đã thực hiện quyết liệt đối với các dự án xây dựng trái phép, không phép. Điển hình là việc đập bỏ các công trình sai phép ở dự án khách sạn Eden, dự án The Song.

Đối với dự án Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà, ông Hùng nói TP đã chốt thời gian tháo dỡ công trình vi phạm là đến ngày 22-8. Nếu quá thời gian này, chủ đầu tư không thực hiện tháo dỡ, chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế.

Cũng theo ông Hùng, không có chuyện chính quyền hợp thức hóa dự án xây dựng trái phép mà chỉ có thể cấp phép thay đổi công năng đối với một số dự án khi đang xây dựng theo yêu cầu cấp thiết. Đối với các dự án đã xây dựng hoàn thiện thì không thể cấp phép mà phải đập bỏ theo quy định của pháp luật.

Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, cũng cho rằng đối với dự án sai phép của Mường Thanh thì chủ đầu tư nên tự nguyện tháo dỡ, đừng để chính quyền phải vào cuộc cưỡng chế.

Cùng ngày, tại kỳ họp thứ 9, HĐND TP Cần Thơ khóa IX, trả lời việc vì sao ở Cần Thơ lại mọc lên nhiều khu dân cư (KDC) tự phát, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP, thừa nhận Cần Thơ có 113 KDC tự phát tập trung tại 3 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng.

Hầu hết những KDC tự phát có hạ tầng chưa đáp ứng theo quy chuẩn, không có chủ trương đầu tư và dự án đầu tư theo quy định và chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt. Nguyên nhân là địa phương buông lỏng quản lý, chưa làm tròn trách nhiệm, dẫn đến xảy ra nhiều trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định như: tách thửa, chia lô, bán nền, xây dựng nhà không phép, sai phép.

UBND TP đã có chỉ đạo tổ chức thanh tra các KDC tự phát, tổng hợp trong báo cáo, xác định rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý cụ thể đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra các vụ việc sai phạm như đã nêu.

Sáng 11-7, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII đã diễn ra phiên chất vấn một số sở - ngành liên quan đến nhiều nội dung được cử tri quan tâm, trong đó nổi lên vấn đề phát triển thủy điện ồ ạt trên một số dòng sông.

Nhiều ĐB quan ngại về quy hoạch mạng lưới thủy điện khi khoảng cách một số dự án quá gần, nhiều thủy điện thu hồi đất rất lớn vượt quá quy định trong Thông tư 43 của Bộ Công Thương. Từ đó, các ĐB đặt câu hỏi khâu kiểm tra, thẩm định, giám sát ở đâu? Xử lý trách nhiệm thế nào?

Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, nói rằng đã yêu cầu các ngành cần nghiên cứu có biện pháp phù hợp, hạn chế tiến tới không cho doanh nghiệp lập dự án, lập quy hoạch đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn. "Doanh nghiệp lập dự án, lập quy hoạch bao giờ cũng phải có lợi ích.

Vì vậy, dự án có ảnh hưởng lớn thì cũng làm nhỏ lại, nhằm mục đích để các cơ quan chức năng đồng ý cho làm. Trong khi đó, ở sở - ban ngành năng lực anh em còn hạn chế nên không loại trừ khả năng có sự tiếp tay cho doanh nghiệp bài binh bố trận để qua được, trình Chủ tịch UBND tỉnh ký" - ông Chiến thừa nhận và yêu cầu tới đây, các ngành chức năng cần tổng kiểm tra lại tất cả dự án thủy điện, nếu dự án nào chậm tiến độ thì rút giấy phép.

B.Vân - C.Linh - T.Tuấn

Ba sở cùng giải trình vì… rác!

Phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội kỳ họp thứ 9 HĐND TP HCM "nóng" khi nhiều ĐB nhắc lại hình ảnh anh công nhân vệ sinh Ngô Chí Hùng ngâm mình dưới cống vớt rác xuất hiện trong chương trình Lắng nghe và Trao đổi đầu tháng 7-2018. ĐB Nguyễn Thị Việt Tú chia sẻ: "Ngồi xem qua truyền hình nhưng tôi không cầm được nước mắt".

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng góp phần cho nỗi cực khổ của anh công nhân Ngô Chí Hùng tăng gấp bội chính là hành vi xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định của người dân TP.

Trước kiến nghị của ĐB, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm đã yêu cầu giám đốc 3 sở là Tài nguyên - Môi trường, Giao thông Vận tải và Tài chính giải trình. Lúc đó, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng đã xin nhận trách nhiệm. Ông Thắng cho biết TP đang lắp thêm camera ở các khu vực công cộng để có căn cứ xử lý người vi phạm.

Theo quy định mới, hành vi xả rác có mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất là 7 triệu đồng. Trách nhiệm xử lý đã giao cụ thể cho các quận - huyện, xã - phường và ngành tài nguyên - môi trường. Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cho biết hiện có khoảng 300 công nhân phải chui xuống cống để làm việc, chế độ lương bổng chưa thỏa đáng. Hiện nay, các công nhân trực tiếp xuống cống có thu nhập khoảng 11,5 triệu đồng, lương khoảng 9,9 triệu đồng/tháng.

Để hạn chế chất độc hại xâm nhập cơ thể, sở đang nghiên cứu loại đồ bảo hộ chống thấm nước toàn thân nhưng hiện chưa thực hiện được. Giám đốc Sở Tài chính Phan Thị Thắng thông tin thêm kinh phí cho công tác xử lý, thu gom, vận chuyển rác mỗi năm gần 4.000 tỉ đồng. Đối với lương, chế độ cho công nhân trực tiếp xuống cống với mức độ độc hại và ô nhiễm cao, bà Thắng cho biết sẽ tính toán lại và báo cáo sau.

Phan Anh - Trường Hoàng (NLD)

Theo cafeland.vn

Tin cùng loại

Hơn 500 chiến binh sales hừng hực khí thế trong lễ ra quân dự án The Apus

Hơn 500 chiến binh sales hừng hực khí thế trong lễ ra quân dự án The Apus

Với chủ đề “Top of the sea – thủ lĩnh đại dương”, lễ ra quân dự án The Apus đã diễn ra hoành tráng và tràn đầy cảm xúc tại TP.HCM. Khí thế hừng hực của hơn 500 trái tim hòa làm một, hứa hẹn sẽ làm nên th ...

Hoài Đức: Cưỡng chế công trình phục vụ dự án xây dựng trường mầm non

Hoài Đức: Cưỡng chế công trình phục vụ dự án xây dựng trường mầm non

Sáng nay, 30/7, các ngành chức năng của huyện Hoài Đức đã tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng và cây cối vật dụng trên diện tích 676m2 đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Tài Dũng (xóm 2, thôn Yên Th ...

Căn hộ Bcons ngay trung tâm, thanh khoản tốt với giá hấp dẫn

Căn hộ Bcons ngay trung tâm, thanh khoản tốt với giá hấp dẫn

Tọa lạc gần hàng trăm doanh nghiệp quy mô, có nhu cầu sử dụng lao động lớn, các căn hộ Bcons rất triển vọng về tiềm năng khai thác dịch vụ cho thuê cũng như thanh khoản giao dịch sôi động.

Bí quyết đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư bậc thầy

Bí quyết đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư bậc thầy

Đối với nhiều tỷ phú trên thế giới, đầu tư vào nhà đất là lựa chọn tuyệt vời để đạt được sự tự do về tài chính. Trong bối cảnh hiện tại, kinh nghiệm từ các bậc thầy lão luyện này có thể giúp nhà đầu t ...

Khám phá tổ hợp tiện ích 6.500 m2 ở D-Homme

Khám phá tổ hợp tiện ích 6.500 m2 ở D-Homme

6.500 m2 là con số ấn tượng mà DHA Corporation dành ra chỉ để làm tiện ích cho cư dân D-Homme sử dụng. Chưa kể, tổng mức đầu tư cho các tiện ích này lên đến cả trăm tỷ đồng.

EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020

EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020

Sau gần 10 năm kể từ ngày khởi động đàm phán, từ ngày 1/8/2020, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam phát triển.

Bất động sản 24h: Quy hoạch điều chỉnh gần 200 nền tái định cư cho người dân Thủ Thiêm

Bất động sản 24h: Quy hoạch điều chỉnh gần 200 nền tái định cư cho người dân Thủ Thiêm

- Giá vàng tăng cao tác động thế nào đến bất động sản; Khởi tố giám đốc lừa bán dự án đất nền ảo; TP.HCM điều chỉnh quy hoạch khu tái định cư cho dân Thủ Thiêm... là những thông tin đáng chú ý trong 24h ...

Giá vàng tăng cao tác động thế nào đến bất động sản

Giá vàng tăng cao tác động thế nào đến bất động sản

Bất động sản tạm thời bị vàng chiếm vị thế dẫn đầu trong nhóm kênh trú ẩn an toàn giai đoạn giá kim loại quý liên tục lập đỉnh.

Gotec Land và hành trình vươn ra “biển lớn”

Gotec Land và hành trình vươn ra “biển lớn”

Ghi dấu thành công với nhiều dự án tại thị trường khu Tây TP.HCM, năm 2020, tập đoàn Gotec Land mang tâm huyết vươn ra “biển lớn”, tiên phong xây dựng những dự án biểu tượng tại thị trường có kinh tế phát ...

Nếp sống cộng đồng tri thức trẻ tại The Terra - An Hưng

Nếp sống cộng đồng tri thức trẻ tại The Terra - An Hưng

Mỗi ngày trở về tổ ấm, được thảnh thơi dạo bộ trong khuôn viên xanh mát hay ngắm nhìn con cái thỏa thích vui đùa với bạn bè cùng trang lứa, là điều các cặp vợ chồng trẻ mong muốn khi tìm kiếm một chốn an ...

Những dự án sở hữu hàng loạt các tiện ích triệu đô cho trẻ nhỏ

Những dự án sở hữu hàng loạt các tiện ích triệu đô cho trẻ nhỏ

​​​​​​​Một số dự án cao cấp tại TP.HCM sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các tiện ích vui chơi, giải trí, học tập của trẻ em như một yếu tố hấp dẫn khách hàng là những gia đình trẻ.

Nghiên cứu xây tổ hợp giải trí đêm tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng

Nghiên cứu xây tổ hợp giải trí đêm tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng

- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, trong đó cho phép nghiên cứu, ưu tiên đầu tư xây dựng tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại đô thị lớn Hà Nội, TP.HCM, Đà ...

Bất động sản 24h: Buông lỏng quản lý, lãnh đạo bán đất vô tội vạ

Bất động sản 24h: Buông lỏng quản lý, lãnh đạo bán đất vô tội vạ

- Ế ẩm mặt bằng kinh doanh ở khu “phố nhà giàu”; Huyện “nhường” dự án, “quan xã” thỏa sức lấy đất đem bán; Nhà xưởng "nhảy dù" đất ruộng, chính quyền bất lực... là những thông tin đáng chú ý trong 24h q ...

65% công ty Nhật Bản tại Việt Nam giảm doanh thu vì Covid-19

65% công ty Nhật Bản tại Việt Nam giảm doanh thu vì Covid-19

- Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố “Khảo sát nhanh về công tác triển khai kinh doanh thời kỳ hậu Covid” do JETRO phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), ...

Căn hộ mẫu sở hữu view panorama tại BRG Legend

Căn hộ mẫu sở hữu view panorama tại BRG Legend

Sáng ngày 25/07 vừa qua, chủ đầu tư BRG đã chính thức ra mắt 2 căn hộ mẫu tại dự án hạng sang BRG Legend, số 14 đường Trần Quang Khải, thành phố Hải Phòng. Sự kiện với sự tham gia đông đảo khách hàng ...

Tốt cho người ở và sinh lời khi đầu tư, River Park 1 trở thành ngôi sao sáng phía Đông Sài Gòn

Tốt cho người ở và sinh lời khi đầu tư, River Park 1 trở thành ngôi sao sáng phía Đông Sài Gòn

Sở hữu cùng lúc nhiều yếu tố quyết định việc gia tăng giá trị sản phẩm như tiệm cận nội thành, liên kết giao thông, tọa lạc ven sông… phân khu cửa ngõ River Park 1 đô thị sinh thái thông minh Aqua Cit ...

Bùng nổ làn sóng di cư tới nơi sống xanh của cư dân thành thị

Bùng nổ làn sóng di cư tới nơi sống xanh của cư dân thành thị

Nửa cuối năm 2020, bất động sản bắt đầu hồi sinh với những dự án tầm cỡ tương xứng với nhu cầu hiện đại của người thành thị. Theo đó, dịch chuyển ra những tỉnh lân cận, nơi có môi trường sống xanh và ca ...

Cận cảnh toà tháp đầu tiên sắp được bàn giao của Sunshine City Sài Gòn

Cận cảnh toà tháp đầu tiên sắp được bàn giao của Sunshine City Sài Gòn

Sunshine City Sài Gòn là dự án tiên phong của Sunshine Group tại TP.HCM. Sau 2 năm xây dựng, tòa tháp đầu tiên của dự án này sẽ được bàn giao trong vài tháng tới. Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong n ...

Ninh Bình: Trường đại học 420 tỷ đồng “đắp chiếu”, trách nhiệm chưa thuộc về ai?

Ninh Bình: Trường đại học 420 tỷ đồng “đắp chiếu”, trách nhiệm chưa thuộc về ai?

Dự án trường đại học Hoa Lư được phê duyệt năm 2010 trên diện tích 15ha trị giá 420 tỷ đồng. Sau 10 năm, dự án vẫn dở dang khiến người dân bức xúc, trách nhiệm liên quan đến nay vẫn chưa thuộc về ai.

Thái Nguyên: Dân khóc dở, mếu dở vì mua đất đấu giá của huyện Phú Lương

Thái Nguyên: Dân khóc dở, mếu dở vì mua đất đấu giá của huyện Phú Lương

Dù đã nộp đủ tiền, nhưng đã hơn 6 năm kể từ ngày nhận được quyết định thông báo trúng đấu giá, người dân xóm Đồng Đình (xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) vẫn chưa được bàn giao đất.