Phát triển bền vững ở Việt Nam: Bài toán khó có doanh nghiệp ra tay
Vài năm vừa qua, phát triển bền vững luôn là khái niệm được đặt lên hàng đầu ở nhiều quốc gia, khi những vấn đề như cạn kiệt tài nguyên, đói nghèo và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng.
Cần nhiều thêm cây xanh để hấp thụ “chất thải khổng lồ” từ quá trình đô thị hóa
Phát triển “nóng” nhiều bấp bênh
Phát triển bền vững từ lâu là khái niệm được Liên Hiệp Quốc thường xuyên nhắc đến, và được các quốc gia thừa nhận. Đó là “sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Đi cùng với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh kết hợp giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường đã và đang là mối quan tâm của toàn thế giới. Trong những năm vừa qua, Việt Nam được cả khu vực và thế giới chú ý vì tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và phát triển kinh tế đạt được nhiều thành tựu lạc quan. Tuy nhiên, khi xét đến phát triển bền vững, nhiều bài toán nan giải vẫn còn tồn tại.
Trong đó điều cần phải lưu tâm hàng đầu đó là vấn đề về môi trường. Theo Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết toàn quốc chỉ đạt tỷ lệ che phủ rừng là 41,65%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%.
Chưa kể, tình trạng ô nhiễm không khí cũng là một bài toán đô thị hóa cần phải tìm ra lời giải. Khi mà năm 2018, Hà Nội có mặt trong danh sách các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, với lượng bụi siêu vi PM2.5 vượt chuẩn quy định quốc tế. Chất lượng không khí tại TP.HCM cũng chưa được đánh giá là tốt, nồng độ bụi PM2.5 vẫn còn cao và cần nhiều biện pháp cải thiện môi trường để đáp ứng quy chuẩn chất lượng không khí của thế giới, đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với nhiều khu đô thị, cụm dân cư mới ra đời cũng phát sinh một lượng nước thải lớn không được xử lý đúng tiêu chuẩn. Báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM năm 2018, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý chỉ khoảng 21%, còn cách xa rất nhiều so với mục tiêu 80% mà thành phố đề ra cho giai đoạn từ 2016-2020. Nhiều dự án cụm dân cư ra đời nhưng không có hệ thống xử lý nước thải tương xứng đã trở thành vấn đề nhức nhối cho xã hội, tiềm ẩn gây ra những đe dọa về môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.
Cân bằng giữa môi trường sinh thái và phát triển đô thị là một bài toán khó, nhưng không phải là không có cách giải
Doanh nghiệp chung tay vì Phát triển bền vững
Để tìm ra lời giải cho những bài toán hóc búa từ hệ lụy của đô thị hóa là không dễ dàng. Trong đó, doanh nghiệp là xương sống và cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng trong các giải pháp phát triển bền vững quốc gia, đặc biệt là trong các ngành nghề với tiêu chí phát triển “nền kinh tế xanh” cho Việt Nam.
Đặc biệt, các doanh nghiệp bất động sản có nhiệm vụ trọng yếu là phát triển bất động sản xanh, các công trình xanh thân thiện với môi trường, củng cố đa dạng sinh học và cải thiện môi trường sống của cư dân. Trên định hướng phát triển bền vững đó, một trong những doanh nghiệp thường được nhắc tên luôn đồng hành với quá trình phát triển bền vững của Việt Nam là Gamuda Land.
Từ trạm bơm Yên Sở chìm trong biển nước năm 2008 gây ô nhiễm và lụt lội nặng nề cho Hà Nội, UBND thành phố cùng với sự hỗ trợ từ Gamuda Land đã cải tạo “vùng đầm chết” trở thành lá phổi xanh của thành phố, đồng thời đầu tư xây dựng nhà máy nước thải công suất lớn để đảm bảo xử lý nguồn nước thải từ Gamuda City, một trong những khu đô thị có quy mô lớn nhất miền Bắc, theo đúng quy chuẩn và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Đến hiện nay, nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đi kèm với hệ thống hồ điều hòa rộng lớn, và khu công viên xanh khiến “rốn nước” ô nhiễm dần được làm sạch và môi trường sống trở lại với độ đa dạng sinh học chưa từng có. Kết quả này thể hiện cam kết của nhà đầu tư vì cuộc sống lành mạnh, an toàn trong môi trường đô thị và góp phần vì sự phát triển chung của cộng đồng nơi dự án hình thành.
Quần thể Gamuda City với công viên và nhà máy nước thải Yên Sở tạo nên hệ sinh thái đô thị chuẩn mực
Những doanh nghiệp có năng lực và tầm nhìn “thấu đáo” như vậy là nguồn lực cho sự tăng trưởng toàn diện và bền vững của quốc gia. Đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài chịu “hy sinh” để gắn bó lâu dài với thị trường Việt như Gamuda Land. Ông Dennis Ng Teck Yow - Phó Tổng Giám đốc Gamuda Land tại Việt Nam từng chia sẻ: “Sự liều lĩnh “khai phá” những dự án như nhà máy xử lý nước thải Yên Sở cho thấy mong muốn được gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam và vì sự phát triển bền vững của thế hệ người trẻ Việt Nam trong hiện tại và tương lai, với tài nguyên giàu có và môi trường sống an toàn”.
Bên cạnh sự nỗ lực của chính phủ trong việc đưa ra những chính sách, kế hoạch phát triển lâu dài cho nền kinh tế, doanh nghiệp cũng cần đưa ra những giải pháp, sáng tạo về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, để góp phần hiện thực hóa các mục tiêu bền vững của quốc gia, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân địa phương.
Được thành lập vào năm 1995, Gamuda Land là bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - một trong những tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia. Nhà đầu tư này đã xây dựng và quản lý 2 dự án lớn là Celadon City (TP.HCM) và Gamuda City (Hà Nội). Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về dự án tại website: gamudaland.com.vn, hoặc liên hệ hotline 028 62 52 9999 (TP.HCM), 024 39 44 8989 (Hà Nội) |
Theo TTDN
Theo cafeland.vn