Nỗi ám ảnh với người dân về chất lượng của nhà tái định cư

Công tác đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố Hà Nội xem là nhiệm vụ bức thiết, được chú trọng ưu tiên nhằm đảm bảo quyền lợi, tránh thiệt thòi cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Nỗi ám ảnh với người dân về chất lượng của nhà tái định cư 
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người dân rất thờ ơ, không “mặn mà” với nhà tái định cư khi cả cơ quan quản lý, các cấp chính quyền cũng phải thừa nhận, chất lượng nhà tái định cư vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đặc biệt, công tác quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà này còn nhiều tồn tại, bất cập và vướng mắc.

Cụ thể, tại buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội (đơn vị quản lý quỹ nhà tái định cư lớn nhất của thành phố) ngày 5/8, Đoàn giám sát Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ rõ, nhiều vấn đề đã được Đoàn giám sát kết luận, chỉ đạo thực hiện trong các cuộc giám sát trước đây, song đến nay, đơn vị triển khai thực hiện rất chậm, chưa làm hết trách nhiệm được giao và thường “đổ lỗi” bởi vướng cơ chế chính sách, ý thức chấp hành của người dân, nhất là thiếu kinh phí để duy tu, bảo trì… Điều này đồng nghĩa với chất lượng sống, thậm chí tính mạng của người dân tại một số khu nhà tái định cư đang bị xuống cấp không được đảm bảo, mất an toàn.

Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 166 tòa nhà tái định cư với 13.971 căn hộ đã hoàn thành, trong đó, Công ty trực tiếp quản lý 108 tòa; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội quản lý 18 tòa; các chủ đầu tư khác quản lý 18 tòa nhà; tự quản 27 tòa.

Qua rà soát, đã có 12.043 căn hộ đã bàn giao cho dân vào sử dụng; 1.303 căn chưa giao cho dân; số căn hộ Công ty chưa nhận được quyết định bố trí 625 căn.

Tại quỹ nhà do Công ty quản lý, mới có 87 tòa nhà thực hiện xong việc đo vẽ, xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với diện tích dành cho mục đích công cộng và kinh doanh dịch vụ; 39 tòa nhà dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2015; 40 tòa nhà chưa thiết lập hồ sơ.

Tương tự thực tế kiểm tra tại 18 tòa nhà tái định cư Nam Trung Yên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội nêu ra hàng loạt những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, vận hành quỹ nhà tái định cư như việc thành lập Ban Quản trị tòa nhà, việc sửa chữa, bảo trì, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đặc biệt là việc thu tiền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 (phần diện tích thuộc sở hữu riêng của Nhà nước, nguồn thu phải nộp vào ngân sách).

Theo ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty, đến nay, tại 166 tòa nhà tái định cư mới thành lập được 14 Ban Quản trị tại 16 tòa nhà, do không nhận được sự đồng thuận của người dân và sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương.

Trong khi đó, 35 tòa nhà (3 tòa tạm cư) do Công ty quản lý không có kinh phí bảo trì (vì bán căn hộ trước Luật Nhà ở 2005), người dân thì không chấp nhận đóng góp, dẫn đến việc sửa chữa, bảo trì các tòa nhà không được thực hiện kịp thời.

Ông Minh cũng cho biết, tổng số 8.147 hồ sơ đã chuyển các, huyện để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho các hộ dân là 8.147 căn, hiện mới cấp được 7750 hồ sơ.

Đáng lưu ý là trong tổng số 87 điểm thuộc diện tích kinh doanh dịch vụ đã được Công ty bố trí cho thuê phải trả tiền để nộp ngân sách Nhà nước với diện tích gần 24.000m2, đã nhiều năm nay “nợ đọng” tiền thuê nhà với tổng số tiền lên tới hơn 30 tỷ đồng. Cụ thể, tổng số tiền phải thu khi cho thuê tầng 1 năm 2015 là 46,209 tỷ đồng; số đã thu 6 tháng đầu năm 2015 là 11,267 tỷ đồng; số còn phải thu năm 2015 là 34,941 tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra đối với nhiều thành viên trong Đoàn giám sát Hội đồng Nhân dân thành phố và các sở, ngành là tại sao các trường hợp được thuê diện tích kinh doanh dịch vụ này đều do Công ty trực tiếp quản lý ký hợp đồng, thành phố nhiều lần đôn đốc, nhưng Công ty lại không có biện pháp nào để thu được tiền của đơn vị thuê, thậm chí có trường hợp tại khu tái định cư Trung Yên (nhà 4F) hơn 10 năm nay không trả tiền thuê phần diện tích kinh doanh dịch vụ theo quy định?

Lý giải điều này, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Minh cho rằng, mặc dù Hợp đồng ký với các đơn vị thuê có ghi rõ thời hạn nộp tiền nhưng lại “quên” không ghi rõ chế tài xử lý (do không được Sở Xây dựng, Ủy ban Nhân dân thành phố hướng dẫn cụ thể), nên Công ty không thể “cưỡng chế” để thu đúng và đủ số tiền phải nộp vào ngân sách.

Một vấn đề nữa đang được Đoàn giám sát rất quan tâm, đặc biệt đã được Sở Xây dựng tiến hành thanh tra mới đây, đó là trong tổng số 249 căn hộ tại khu tái định cư Nam Trung Yên chưa được bàn giao cho Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội quản lý, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội (đơn vị quản lý trước thời điểm tháng 7/2013) đã tự ý bố trí cho các hộ dân vào ở khi chưa có Quyết định của các cấp có thẩm quyền? Hiện đơn vị này đang phối hợp với các ngành chức năng tìm giải pháp, “vận động” người dân “trả” lại nhà để bàn giao cho thành phố.

Đề cập đến những tồn tại, bất cập trên, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, bên cạnh những khó khăn, vướng mắc do chưa có văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà tái định cư, hay việc bầu Ban Quản trị nhà chung cư còn rất ít, việc thu kinh phí đóng góp theo quy định của người dân còn hạn chế, nên đã gây khó khăn cho công tác duy tu, sửa chữa quỹ nhà tái định cư…

Ngoài ra, do yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết bố trí nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế công lập…) đã phải bố trí cho các hộ dân vào ở; một số khu tái định cư được xây dựng đã quá lâu do chưa tính đủ diện tích để phục vụ sinh hoạt cộng đồng, để xe…cũng ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, gây bức xúc cho các hộ dân khi chuyển đến ăn ở lâu dài.

Còn theo phó giáo sư-tiến sỹ Vũ Thị Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, cho rằng các khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội nói chung đều xây dựng theo cơ chế bao cấp. Khi xây xong, dù chất lượng thế nào cũng được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư chỉ xây dựng công trình, rồi bàn giao cho đơn vị khác quản lý, gần như không còn trách nhiệm trong việc bảm đảm chất lượng trong suốt quá trình sử dụng.

“Đó cũng chính là lý do vì sao chất lượng các khu nhà kinh doanh lại hơn hẳn các khu tái định cư,” bà Vinh nhấn mạnh.

Để nhà tái định cư không còn là nỗi “ám ảnh” với nhiều người dân khi Nhà nước thu hồi đất, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã yêu cầu Sở Xây dựng tập trung tổng rà soát, phân loại quỹ nhà tái định cư; đề xuất quy trình, quy định vận hành, quản lý từng nhà, từng khu cho phù hợp với nguồn gốc hình thành.

Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương thức quản lý tài sản Nhà nước một cách tốt nhất theo hướng dịch vụ công ích, phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng quy chế quản lý chung cư và định mức quản lý thu phí dịch vụ của dân.

Thành phố cũng chỉ đạo Sở Tài chính kiểm tra, đề xuất xử lý giải quyết phần kinh phí thu được từ cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ, tiền thuê nhà tạm cư, phí dịch vụ và tiền trông giữ ôtô, xe máy tại các khu tái định cư; đặc biệt yêu cầu các đơn vị quản lý nhà tái định cư khẩn trương thu hồi tiền “nợ đọng” mua nhà tái định cư, thuê diện tích kinh doanh dịch vụ...

Bên cạnh đó, thành phố đã nghiên cứu để cho phép sử dụng nhiều phương án tái định cư để người dân được phép lựa chọn như tái định cư bằng tiền, tạm cư bằng tiền hoặc tái định cư bằng nhà ở kinh doanh, nhà ở xã hội tại các khu đô thị mới.

Tuy nhiên, để các chính sách thực thi của pháp luật cũng như những chỉ đạo của thành phố Hà Nội đáp ứng được đúng mục đích, triển khai hiệu quả rất cần cơ chế phù hợp và sự tâm huyết của các cấp, các ngành, đơn vị quản lý và ý thức chấp hành của mỗi người dân sống trong các khu nhà tái định cư.


 
Hoàng Dũng theo Cafeland

Tin cùng loại

Được đầu tư chỉn chu, căn hộ Thủ Thiêm Dragon Quận 2 làm “nức lòng” khách hàng trước ngày bàn giao

Được đầu tư chỉn chu, căn hộ Thủ Thiêm Dragon Quận 2 làm “nức lòng” khách hàng trước ngày bàn giao

Những ngày qua, các tân chủ nhân của căn hộ Thủ Thiêm Dragon tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 rất phấn khởi trước thông tin chuẩn bị nhận bàn giao vào giai đoạn tháng 6-7/2020. Từ lựa chọn rất “lý tính” ban đầu sau ...

Tiết kiệm tiền bằng cách chuyển nhà đến nơi khác

Tiết kiệm tiền bằng cách chuyển nhà đến nơi khác

Khi vợ chồng Tracy Abriola mua ngôi nhà đầu tiên ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, họ không bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu về chi phí sống ở khu vực đó - họ chỉ muốn kiếm một ngôi nhà cũ có thể sửa mới lại trong ...

Những dự án bất động sản nào ở HCM bị thế chấp ngân hàng?

Những dự án bất động sản nào ở HCM bị thế chấp ngân hàng?

Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM đã công bố danh sách 77 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố đang thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng.

Nhu cầu nhà phố, biệt thự ở TP HCM dự báo tăng trên 100%

Nhu cầu nhà phố, biệt thự ở TP HCM dự báo tăng trên 100%

Trong năm 2016, nhu cầu biệt thự, nhà phố tại TP HCM có thể sẽ tăng 103% so với cùng kỳ năm trước do tầng lớp có thu nhập khá giả đang tăng lên từng ngày, theo Savills Việt Nam.

Các hình dạng nhà tuyệt đối không nên mua

Các hình dạng nhà tuyệt đối không nên mua

Ngày nay, khi mua nhà, rất nhiều người thường đặt nặng vấn đề diện tích, giá nhà, vị trí... lên hàng đầu mà dường như rất ít khi quan tâm tới vấn đề phong thủy.

Coi chừng “bẫy lãi suất” khi vay tiền ngân hàng mua nhà

Coi chừng “bẫy lãi suất” khi vay tiền ngân hàng mua nhà

Giữa năm 2015, đọc được quảng cáo trên trang web của một ngân hàng về chương trình cho vay với lãi suất đặc biệt 7,49%/năm, áp dụng trong ba năm đầu tiên khi mua căn hộ của công ty N, anh T.N.N.K. (Q.T ...

"Đắng lòng .....anh chỉ là môi giới bất động sản"

Vest phẳng lỳ, nước hoa sức thơm phức, đồng hồ đeo tay hàng hiệu, IP6, Ipad Air, Macbook Pro…là những gì khách hàng thường bắt gặp mỗi khi tiếp xúc với môi giới BĐS. Tuy nhiên, có những câu chuyện "cười ra ...

Nghịch lý về việc đóng tiền sử dụng đất tại HCM

Nghịch lý về việc đóng tiền sử dụng đất tại HCM

Trong khi nhiều doanh nghiệp BĐS tại TPHCM đội sổ về nợ tiền thuế hàng trăm tỷ đồng, buộc Cục Thuế TP phải bêu tên, không ít doanh nghiệp khác phải xếp hàng đóng tiền sử dụng đất vì thủ tục quá nhiêu khê ...

Một số lưu ý khi xem ngoại cảnh trước khi mua nhà

Một số lưu ý khi xem ngoại cảnh trước khi mua nhà

Ngoại cảnh có tác động trực tiếp đến ngôi nhà cũng như thành viên cư ngụ trong đó. Nó ảnh hưởng rất rõ đến môi trường khí hậu, hiện tượng mưa gió, sấm sét… của thiên nhiên đối với nhà ở. Dưới đây là một và ...

Tiền vay đổ vào bất động sản, liệu có tái diễn "bong bóng" bất động sản?

Tiền vay đổ vào bất động sản, liệu có tái diễn

Cuối năm, phong trào mua nhà, xây, sửa nhà đón Tết đang vào mùa. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều ngân hàng (NH) tung ra thị trường gói khuyến mại dành cho cá nhân vay mua, xây sửa nhà.

Việt Nam gia nhập TPP Bất động sản được gì?

Việt Nam gia nhập TPP Bất động sản được gì?

Sau một thời gian dài đàm phán, cuối cùng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được sự thống nhất cuối cùng. TPP cũng đã mang đến một “cơn sốt” trong xã hội vì nhiều đá ...

Chiêu lạ trong rao bán bất động sản nghỉ dưỡng

Chiêu lạ trong rao bán bất động sản nghỉ dưỡng

Năm 2015, bất động sản nghỉ dưỡng gây bất ngờ với hàng loạt sự kiện mở bán diễn ra liên tiếp. Không giống với các bất động sản để ở thông thường, các dự án bất động sản có giá trị lớn, nên để hút khách, ...

Hàng loạt dự án tòa cao ốc tại TP. HCM bị bỏ hoang: Hệ lụy sau cơn sốt nóng

Hàng loạt dự án tòa cao ốc tại TP. HCM bị bỏ hoang: Hệ lụy sau cơn sốt nóng

Tại TP.HCM hiện có khá nhiều tòa cao ốc đã xây xong phần thô, nhưng bị bỏ hoang, xuống cấp. Đây là hậu quả của cơn sốt nóng thị trường bất động sản từ những năm 2008.

Thị trường bất động sản HCM: Đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ?

Thị trường bất động sản HCM: Đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ?

Nguồn cung tăng chóng mặt, trong đó chiếm đa số là các dự án trung và cao cấp, giá bán cũng đang có xu hướng tăng theo khiến nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cho thị trường bất ...

Sống ở chung cư - Căn hộ có an toàn không?

Sống ở chung cư - Căn hộ có an toàn không?

Nhiều vụ cháy nổ chung cư cao tầng xảy ra gần đây đã làm bất an người dân, đặt ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của nhà chung cư, đặc biệt là trong phòng chống cháy nổ.

Thu nhập trung bình, nên mua căn hộ của dự án nào ở quận Bình Tân?

Thu nhập trung bình, nên mua căn hộ của dự án nào ở quận Bình Tân?

Không phải nằm ở vị trí đắc địa của trung tâm Tp.HCM, tuy nhiên nhiều người vẫn lựa chọn mua nhà tại quận Bình Tân do phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Trong đó, Green Park, 8X Rainbow, Angia Star,… là các d ...

Chuyện không hề dễ khi người thu nhập thấp tiếp cận gói 30 nghìn tỷ đồng

Chuyện không hề dễ khi người thu nhập thấp tiếp cận gói 30 nghìn tỷ đồng

Người chưa có nhà đất thì không có tài sản thế chấp, người có đất thì hoặc lương quá ít hoặc giá trị đất thấp, người lao động tự do không có cơ sở đảm bảo trả nợ… là những lý do mà ngân hàng không chấp ...

Các dự án căn hộ có giá tầm trung tại quận Bình Thạnh

Các dự án căn hộ có giá tầm trung tại quận Bình Thạnh

Tiện ích cơ bản đầy đủ, giá cả vừa phải là một trong những yếu tố hàng đầu mà người mua xem xét khi chọn nhà. Với tầm trên dưới 2 tỷ, những dự án không rẻ nhưng cũng không quá cao như Saigonres Plaza, ...

Một số lưu ý nên tránh khi đầu tư vào bất động sản

Một số lưu ý nên tránh khi đầu tư vào bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại sau nhiều năm ảm đạm. Dưới đây là 10 điều nên tránh khi đầu tư bất động sản nếu bạn muốn gia nhập vào thị trường nhiều biến động này.

Đến bao giờ thị trường BĐS thực sự minh bạch với người dân?

Đến bao giờ thị trường BĐS thực sự minh bạch với người dân?

Có rất nhiều vụ kiện giữa những người mua nhà và các chủ đầu tư vì sự thiếu minh bạch.