Loạn “phân lô, bán nền” trên đất nông nghiệp Pleiku

Vài ngày qua, Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành chỉ đạo đoàn liên ngành vào cuộc sau loạt bài phân lô, bán nền trên Báo Lao Động. Kết quả thanh tra phải báo cáo trước ngày 15.6. Tình trạng phân lô, bán nền mất kiểm soát đã đẩy Quy hoạch đô thị TP. Pleiku (Gia Lai) tầm nhìn đến năm 2050 nguy cơ phải xóa sổ.

 Khu vực xẻ bán 320 lô đất dự trữ phát triển công - nông nghiệp trái phép ở xã Diên Phú (TP.Pleiku). Ảnh: Đình Văn

Lợi nhuận khổng lồ, các cá nhân, tổ chức đua nhau lấp sông suối, bất chấp đề án quy hoạch do chính Chủ tịch tỉnh phê duyệt. Bài toán xử lý đang đặt nặng lên vai lãnh đạo tỉnh Gia Lai.

Chủ tịch tỉnh ra tay

Tỉnh Gia Lai đã có những động thái rất mạnh mẽ sau thông tin phát đi trên Báo Lao Động. Cụ thể, từ phóng sự điều tra “ Vẽ “khu dân cư ảo” phá nát quy hoạch, trục lợi tiền tỉ”; “Doanh nghiệp tự quy hoạch đất nông nghiệp thành “khu dân cư”; “Yêu cầu trả lại nguyên trạng đất nông nghiệp”..., Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Ngô Ngọc Sinh đã thừa lệnh Chủ tịch tỉnh ký công văn hỏa tốc đình chỉ mọi hoạt động của việc san lấp, phân lô, tách thửa bán nền trái phép tại TP.Pleiku.

Chủ tịch tỉnh Gia Lai cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã tổng kiểm tra có hay không việc tự phát phân lô, bán nền tại địa bàn. Kiểm tra và báo cáo tỉnh.

Sở Xây dựng Gia Lai trong báo cáo số 73 do Phó Giám đốc Trịnh Văn Sang bút phê đã phải căng từng con chữ rằng: “Giữa năm 2017 đến nay, tại TP.Pleiku đã diễn ra hiện tượng một số tổ chức, cá nhân thu gom, sử dụng các quỹ đất nông nghiệp lớn khu vực giáp ranh nội - ngoại thành phố (các xã, phường: Thắng Lợi, Chư Á, Chi Lăng, Yên Đỗ, Hoa Lư, Diên Phú, Trà Đa, Yên Thế...).

Các cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm, tùy tiện trong tham mưu xử lý của một số cán bộ, công chức thành phố, đã tổ chức đầu tư xây dựng, mở đường không theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn nào để tách thửa (phân lô, bán nền)”.

Việc mua bán đất đai này là bất thường, không phù hợp với yêu cầu đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) tại Luật Kinh doanh BĐS 2014 và Luật Đất đai 2013. Hậu quả là đẩy rủi ro cho người mua đất, dễ gây điểm nóng về tranh chấp, phá vỡ quy hoạch đô thị.

Chủ tịch tỉnh Võ Ngọc Thành không thể ngồi yên, trong 1 cuộc họp, ông đã phải nghi vấn: “Liệu việc phân lô, bán nền có hay không sân sau, sân trước của cán bộ”. Để giải thắc mắc, rất mạnh mẽ, ông trực tiếp đặt bút ký Quyết định thành lập đoàn liên ngành (Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường và Thanh tra tỉnh Gia Lai) kiểm tra nạn “phân lô, bán nền”.

Điểm mặt những dự án phá nát quy hoạch

Hồ sơ mà PV Báo Lao Động có được: Đã có 1.600 lô được các cá nhân, tổ chức phân lô, tách thửa. Theo báo cáo số 73 của Sở Xây dựng Gia Lai, trường hợp nhiều nhất là 320 lô tại khu đất của ông Nguyễn Văn Kế và bà Đào Thị Ân ở xã Diên Phú, TP.Pleiku. Đây là đất dự trữ phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. UBND xã Diên Phú đề nghị tháo dỡ, san ủi đường bêtông mở trái phép.

Tiếp đó, khu vực của chủ đất Nguyễn Ngọc Lương (phường Chi Lăng) phân thành 169 lô đất nông nghiệp, đã có trường hợp xây nhà; chủ đất Nguyễn Cao Trí (xã Trà Đa) phân thành 41 lô đất nông nghiệp; ông Hoàng Đình Bé (xã Diên Phú) phân thành 65 lô... tất cả đều là đất nông nghiệp, không phù hợp quy hoạch.

Hàng loạt khu quy hoạch không phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không có kết nối đồng bộ như: Khu vực của chủ đất Bùi Quang Nhật (trú Đắk Lắk) ở đường Lý Chính Thắng (tổ 6, phường Chi Lăng), quy mô tách thửa 9.383m2, đất nông nghiệp phân thành 69 lô, 2 lô đã xây nhà; khu vực của ông Hoàng Văn Tuấn (phường Thắng Lợi) phân thành 119 lô đất nông nghiệp, đã có 10 lô xây nhà, xuất hiện 2 đường 2 đường tự mở với chỉ giới 6m, hay khu vực của ông Mai Tấn Lực, phân thành 58 lô, đã chuyển nhượng 34 lô, 4 lô đã xây nhà, đáng nói khu đất phân lô có một phần nằm trong đất công trình công cộng...

Việc phân lô bán nền tràn lan không theo quy hoạch, tiêu chuẩn nào nghiễm nhiên biến những Cty BĐS, các cá nhân, tổ chức thành những “nhà quy hoạch của thành phố”.

Một văn bản hiếm hoi thuộc cấp phường đã chỉ đích danh Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) TP.Pleiku. Tại thửa đất số 68, tờ bản đồ 25, diện tích 5.697m2, đất trồng cây lâu năm, tuy vậy Văn phòng ĐKĐĐ đã có tách thửa thành 27 thửa nhỏ và chủ đất đã chuyển nhượng cho nhiều người.

Tiếp đó, tại thửa đất số 12, tờ bản đồ 25, diện tích 11.519m2, đơn vị này cũng cho tách thửa thành 31 lô. Đơn vị cấp phường phải cuống cuồng xử phạt, cưỡng chế vì khu vực này không có quy hoạch khu dân cư, và đây là quỹ đất dự kiến mở rộng phân hiệu trường ĐH Nông Lâm TPHCM tại Gia Lai.

Chưa hết, trong báo cáo mà UBND tỉnh Gia Lai nhận được, 1 cơ quan chuyên môn nêu rõ, UBND TP.Pleiku và Phòng Tài nguyên - Môi trường TP.Pleiku đã ban hành 8 văn bản “qua mặt” cả Quyết định số 104 “Quy hoạch chung của tỉnh Gia Lai”, đó là cho mở đường 6m trên đất nông nghiệp, góp phần tạo điều kiện cho các đối tượng thuận lợi trong thực hiện hành vi phân lô, bán nền.

Thậm chí, khi việc phân lô, bán nền diễn ra công khai, lộ liễu, tuy thế Đội Quy tắc đô thị, Phòng Quản lý đô thị TP.Pleiku không xử lý, để các “khu dân cư” bùng phát, lan rộng. Đương kim Chủ tịch TP.Pleiku Trần Xuân Quang và Phó Chủ tịch TP.Pleiku phụ trách lĩnh vực đất đai Nguyễn Kim Đại im lặng một cách khó hiểu, mà không có biện pháp xử lý.

“Hối hả vào cuộc” - động thái của các ban, ngành chỉ khi Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành trực tiếp chỉ đạo.

Tầm nhìn Quy hoạch đến năm 2050... nguy cơ xóa sổ

Pleiku có nét rất riêng, là nhiều dòng suối chảy trong đô thị, có những miệng núi lửa do quá trình kiến tạo địa chất đã tạo nên những không gian không hiếm nơi nào có được. Để quy hoạch TP.Pleiku, Gia Lai bỏ ra hàng tỉ đồng mời các Kiến trúc sư (KTS) người Pháp sang tư vấn. Đồ án quy hoạch chung mà Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành ký duyệt vào ngày 22.1.2018 (QĐ số 26/QĐ-UBND) qua ý tưởng của các KTS Pháp là phát triển thành phố về phía các không gian xanh, mặt nước.

Trong bản thuyết minh “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã chỉ rất rõ: “Các không gian xung quanh nhiều dòng suối và thung lũng hầu như bị lãng quên”. Thế nhưng, những gì diễn ra tại TP.Pleiku là các con suối bị san lấp không thương tiếc để phân lô, bán nền.

Nhiều chuyên gia quy hoạch phân tích, nếu thành phố Pleiku triển khai lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị cho các khu vực cảnh quan mà đầu tiên là suối Hội Phú - làm khung quản lý - xã hội hóa đầu tư thì tương lai Gia Lai sẽ dần định vị và thực hiện được quy hoạch chung.

Từ đó, xây dựng TP.Pleiku lên đô thị loại I, đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên. Thế nhưng, đáng buồn là thượng lưu của suối Hội Phú đang bị san lấp, đe dọa toàn bộ nguồn nước chảy vào đô thị trung tâm TP. Pleiku bị tắc, nơi đang diễn ra dự án quy hoạch suối Hội Phú với tổng kinh phí gần 1.000 tỉ đồng. TP.Pleiku hiện nay đang mang trên mình hình hài những mảnh vá của chiếc áo rách.

Không có sự thô bạo nào hơn khi biến những dòng suối thành 1 con mương bêtông, đổ hàng triệu mét khối đất rồi băm nát các con suối trong đô thị. “Hành xử với đô thị không gian sống tương lai của nhân loại phải có cái nhìn tổng thể, dài hạn và nhân văn. Có như vậy mới tạo ra được một đô thị có hồn, gắn bó, lưu luyến với con người, chứ “thô bạo” thì đô thị sẽ vỡ quy hoạch, đó là điều tất yếu”- nguyên 1 lãnh đạo tỉnh Gia Lai góp ý.

Một lãnh đạo tỉnh Gia Lai đương nhiệm khẳng định với PV Báo Lao Động: “Cá nhân, đơn vị nào làm sai thì hãy để pháp luật xử lý nghiêm”. Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai Đỗ Tiến Đông nhấn mạnh: “Đơn vị đang đẩy mạnh tiến độ kiểm tra”. Xử lý là việc phải làm, nhưng giải quyết hậu quả mới là nặng nề, chưa kể Quy hoạch đô thị TP.Pleiku tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Gia Lai nguy cơ cận kề... phá sản.

Đình Văn (Lao Động)

Theo cafeland.vn

Tin cùng loại

Hơn 500 chiến binh sales hừng hực khí thế trong lễ ra quân dự án The Apus

Hơn 500 chiến binh sales hừng hực khí thế trong lễ ra quân dự án The Apus

Với chủ đề “Top of the sea – thủ lĩnh đại dương”, lễ ra quân dự án The Apus đã diễn ra hoành tráng và tràn đầy cảm xúc tại TP.HCM. Khí thế hừng hực của hơn 500 trái tim hòa làm một, hứa hẹn sẽ làm nên th ...

Hoài Đức: Cưỡng chế công trình phục vụ dự án xây dựng trường mầm non

Hoài Đức: Cưỡng chế công trình phục vụ dự án xây dựng trường mầm non

Sáng nay, 30/7, các ngành chức năng của huyện Hoài Đức đã tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng và cây cối vật dụng trên diện tích 676m2 đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Tài Dũng (xóm 2, thôn Yên Th ...

Căn hộ Bcons ngay trung tâm, thanh khoản tốt với giá hấp dẫn

Căn hộ Bcons ngay trung tâm, thanh khoản tốt với giá hấp dẫn

Tọa lạc gần hàng trăm doanh nghiệp quy mô, có nhu cầu sử dụng lao động lớn, các căn hộ Bcons rất triển vọng về tiềm năng khai thác dịch vụ cho thuê cũng như thanh khoản giao dịch sôi động.

Bí quyết đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư bậc thầy

Bí quyết đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư bậc thầy

Đối với nhiều tỷ phú trên thế giới, đầu tư vào nhà đất là lựa chọn tuyệt vời để đạt được sự tự do về tài chính. Trong bối cảnh hiện tại, kinh nghiệm từ các bậc thầy lão luyện này có thể giúp nhà đầu t ...

Khám phá tổ hợp tiện ích 6.500 m2 ở D-Homme

Khám phá tổ hợp tiện ích 6.500 m2 ở D-Homme

6.500 m2 là con số ấn tượng mà DHA Corporation dành ra chỉ để làm tiện ích cho cư dân D-Homme sử dụng. Chưa kể, tổng mức đầu tư cho các tiện ích này lên đến cả trăm tỷ đồng.

EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020

EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020

Sau gần 10 năm kể từ ngày khởi động đàm phán, từ ngày 1/8/2020, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam phát triển.

Bất động sản 24h: Quy hoạch điều chỉnh gần 200 nền tái định cư cho người dân Thủ Thiêm

Bất động sản 24h: Quy hoạch điều chỉnh gần 200 nền tái định cư cho người dân Thủ Thiêm

- Giá vàng tăng cao tác động thế nào đến bất động sản; Khởi tố giám đốc lừa bán dự án đất nền ảo; TP.HCM điều chỉnh quy hoạch khu tái định cư cho dân Thủ Thiêm... là những thông tin đáng chú ý trong 24h ...

Giá vàng tăng cao tác động thế nào đến bất động sản

Giá vàng tăng cao tác động thế nào đến bất động sản

Bất động sản tạm thời bị vàng chiếm vị thế dẫn đầu trong nhóm kênh trú ẩn an toàn giai đoạn giá kim loại quý liên tục lập đỉnh.

Gotec Land và hành trình vươn ra “biển lớn”

Gotec Land và hành trình vươn ra “biển lớn”

Ghi dấu thành công với nhiều dự án tại thị trường khu Tây TP.HCM, năm 2020, tập đoàn Gotec Land mang tâm huyết vươn ra “biển lớn”, tiên phong xây dựng những dự án biểu tượng tại thị trường có kinh tế phát ...

Nếp sống cộng đồng tri thức trẻ tại The Terra - An Hưng

Nếp sống cộng đồng tri thức trẻ tại The Terra - An Hưng

Mỗi ngày trở về tổ ấm, được thảnh thơi dạo bộ trong khuôn viên xanh mát hay ngắm nhìn con cái thỏa thích vui đùa với bạn bè cùng trang lứa, là điều các cặp vợ chồng trẻ mong muốn khi tìm kiếm một chốn an ...

Những dự án sở hữu hàng loạt các tiện ích triệu đô cho trẻ nhỏ

Những dự án sở hữu hàng loạt các tiện ích triệu đô cho trẻ nhỏ

​​​​​​​Một số dự án cao cấp tại TP.HCM sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các tiện ích vui chơi, giải trí, học tập của trẻ em như một yếu tố hấp dẫn khách hàng là những gia đình trẻ.

Nghiên cứu xây tổ hợp giải trí đêm tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng

Nghiên cứu xây tổ hợp giải trí đêm tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng

- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, trong đó cho phép nghiên cứu, ưu tiên đầu tư xây dựng tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại đô thị lớn Hà Nội, TP.HCM, Đà ...

Bất động sản 24h: Buông lỏng quản lý, lãnh đạo bán đất vô tội vạ

Bất động sản 24h: Buông lỏng quản lý, lãnh đạo bán đất vô tội vạ

- Ế ẩm mặt bằng kinh doanh ở khu “phố nhà giàu”; Huyện “nhường” dự án, “quan xã” thỏa sức lấy đất đem bán; Nhà xưởng "nhảy dù" đất ruộng, chính quyền bất lực... là những thông tin đáng chú ý trong 24h q ...

65% công ty Nhật Bản tại Việt Nam giảm doanh thu vì Covid-19

65% công ty Nhật Bản tại Việt Nam giảm doanh thu vì Covid-19

- Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố “Khảo sát nhanh về công tác triển khai kinh doanh thời kỳ hậu Covid” do JETRO phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), ...

Căn hộ mẫu sở hữu view panorama tại BRG Legend

Căn hộ mẫu sở hữu view panorama tại BRG Legend

Sáng ngày 25/07 vừa qua, chủ đầu tư BRG đã chính thức ra mắt 2 căn hộ mẫu tại dự án hạng sang BRG Legend, số 14 đường Trần Quang Khải, thành phố Hải Phòng. Sự kiện với sự tham gia đông đảo khách hàng ...

Tốt cho người ở và sinh lời khi đầu tư, River Park 1 trở thành ngôi sao sáng phía Đông Sài Gòn

Tốt cho người ở và sinh lời khi đầu tư, River Park 1 trở thành ngôi sao sáng phía Đông Sài Gòn

Sở hữu cùng lúc nhiều yếu tố quyết định việc gia tăng giá trị sản phẩm như tiệm cận nội thành, liên kết giao thông, tọa lạc ven sông… phân khu cửa ngõ River Park 1 đô thị sinh thái thông minh Aqua Cit ...

Bùng nổ làn sóng di cư tới nơi sống xanh của cư dân thành thị

Bùng nổ làn sóng di cư tới nơi sống xanh của cư dân thành thị

Nửa cuối năm 2020, bất động sản bắt đầu hồi sinh với những dự án tầm cỡ tương xứng với nhu cầu hiện đại của người thành thị. Theo đó, dịch chuyển ra những tỉnh lân cận, nơi có môi trường sống xanh và ca ...

Cận cảnh toà tháp đầu tiên sắp được bàn giao của Sunshine City Sài Gòn

Cận cảnh toà tháp đầu tiên sắp được bàn giao của Sunshine City Sài Gòn

Sunshine City Sài Gòn là dự án tiên phong của Sunshine Group tại TP.HCM. Sau 2 năm xây dựng, tòa tháp đầu tiên của dự án này sẽ được bàn giao trong vài tháng tới. Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong n ...

Ninh Bình: Trường đại học 420 tỷ đồng “đắp chiếu”, trách nhiệm chưa thuộc về ai?

Ninh Bình: Trường đại học 420 tỷ đồng “đắp chiếu”, trách nhiệm chưa thuộc về ai?

Dự án trường đại học Hoa Lư được phê duyệt năm 2010 trên diện tích 15ha trị giá 420 tỷ đồng. Sau 10 năm, dự án vẫn dở dang khiến người dân bức xúc, trách nhiệm liên quan đến nay vẫn chưa thuộc về ai.

Thái Nguyên: Dân khóc dở, mếu dở vì mua đất đấu giá của huyện Phú Lương

Thái Nguyên: Dân khóc dở, mếu dở vì mua đất đấu giá của huyện Phú Lương

Dù đã nộp đủ tiền, nhưng đã hơn 6 năm kể từ ngày nhận được quyết định thông báo trúng đấu giá, người dân xóm Đồng Đình (xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) vẫn chưa được bàn giao đất.