Cao tốc Mộc Bài - TP.HCM nằm trong nhóm ưu tiên 1 phát triển hạ tầng
Giao thông luôn là vấn đề được quan tâm mỗi năm tại TP.HCM, đặc biệt là những tuyến đường cửa ngõ. Do đó, cơ quan chức năng luôn đề cao việc ưu tiên xử lý nhanh chóng các tuyến đường này để phát triển kinh tế - xã hội.
Tại TP.HCM, hai khu vực đang được quan tâm hàng đầu về phát triển kinh tế xã hội là khu Đông và khu Tây. Trong đó, khu Đông có nhiều lợi thế hơn về việc phát triển hạ tầng khi là nơi có vị thế thuận lợi cũng như mật độ dân cư đông đúc.
Song song đó, khu Tây nằm giáp với các tỉnh Long An, Củ Chi, Tây Ninh là nơi có địa thế nổi trội, dân cư ổn định, đặc biệt quỹ đất dồi dào thuận lợi cho việc kêu gọi dòng vốn các nhà đầu tư phát triển. Khu vực này cũng đã và đang được đầu tư bài bản về hạ tầng giao thông, giúp tháo gỡ nhiều nút thắt tắc ngẽn, cũng như thúc đẩy giao thương với các tỉnh trong khu vực và quốc tế thông qua cửa khẩu.
Hiện đang là tuyến đường duy nhất kết nối TP.HCM – Mộc Bài nên tuyến Quốc lộ 22 đang quá tải việc lưu thông tới cửa khẩu với nước láng giềng Campuchia. Việc xây dựng cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ làm giảm áp lực cho tuyến đường này, giúp phát triển khu vực.
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài dự kiến được khởi công giai đoạn 1 vào năm 2021
Được biết, tuyến cao tốc này thuộc nhóm ưu tiên 1, cùng với nút giao thông Quốc lộ 50, Quốc lộ 1 và các trục đường từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây, các cầu N2, N4…nhằm giải quyết xẹt xe giữa các nút giao thông trọng điểm.
Tính đến giữa năm 2020, tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục đầu tư, dự kiến vào năm 2021 sẽ chính thức khởi công xây dựng, năm 2025 sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng. Đây cũng là tuyến cao tốc có mức đầu tư “khủng” với tổng vốn cho giai đoạn 1 gần 10.700 tỷ đồng, được chia thành 2 phần xây dựng: TP.HCM – Trảng Bàng (dài 33km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h) và Trảng Bàng – Mộc Bài (bài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80km/h).
Dự kiến, khi tuyến Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài hình thành sẽ tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất dọc tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
Bên cạnh đó, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông – Tây, các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN (Bangkok – Phnom Penh – TP.HCM)… cũng như kết nối hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh – Bavet của Campuchia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đối với khu Tây, hạ tầng giao thông luôn là điểm nhấn ấn tượng khi sở hữu 2 tuyến đường cao tốc lớn nhất khu vực phía Nam là cao tốc TP.HCM – Trung Lương; Bến Lức – Long Thành và trong tương lai gần sẽ là cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.
Giá bất động sản sẽ tiếp tục gia tăng khi tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài hình thành
Theo đó, khi các tuyến cao tốc đi vào sử dụng đồng bộ sẽ kéo theo giá trị bất động sản gia tăng, đồng thời hình thành nhiều khu dân cư ổn định.
Xét từ thực tế, đối với khu vực tỉnh Long An, trung bình, đối với giá sản phẩm nhà thô đang dao động từ 25-30 triệu đồng/căn, trong khi tại Bình Dương hay Đồng Nai đã là 35-40 triệu đồng/căn, có nơi còn cao hơn.
Tính đến giữa tháng 6/2020, thị trường bất động sản tại Long An đang ghi điểm trong mắt nhà đầu tư với hàng loạt dự án được đầu tư bài bản. Cùng với đó, nguồn vốn đầu tư cho các khu công nghiệp cũng nhận được sự quan tâm lớn. Thấy rằng, dư địa cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại thị trường phía Tây còn rất dồi dào.
PV
Theo cafeland.vn