Bất động sản 24h: Thị trường chung cư dần bình ổn trở lại sau những vụ cháy
- Thị trường chung cư chỉ bị "sốc" nhẹ sau sự cố cháy; Phòng cháy chữa cháy chung cư và câu chuyện "tiền kiểm"; "Phù phép" giấy tờ, qua mặt Sở Xây dựng để cất nhà trong biệt thự cổ... là những thông tin nhà đất nổi bật trong 24h qua.
Hình minh họa
Thị trường chung cư chỉ bị “sốc” nhẹ sau sự cố cháy
Sau sự cố cháy ở chung cư Carina Plaza, đã có nhiều ý kiến lo ngại thị trường căn hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thế nhưng, trái ngược với dự báo này, nhiều chủ đầu tư vẫn đều đặn ra hàng.
Theo đánh giá của Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA), sự cố cháy ở chung cư Carina Plaza đã tác động đến tâm lý và hành vi người tiêu dùng. Thị trường căn hộ yên ắng một thời gian, nhưng tác động này chỉ có tính ngắn hạn. Bởi vì trong quá tình đô thị hóa, phát triển chung cư và nhà cao tầng là xu thế tất yếu tòa cầu. Ví dụ như tại Singapore có khoảng 85% dân số, nhiều nước Châu Âu, Bắc Mỹ khoảng 60-70% dân số sống trong chung cư cao tầng. Nhu cầu lựa chọn sống trong các căn hộ chung cư cao tầng của các tầng lớp nhân dân rất lớn và đang gia tăng theo thời gian... xem thêm
Hà Nội: Siết chặt kiểm tra liên ngành PCCC tại các công trình cao tầng
Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố vừa ban hành kế hoạch về kiểm tra liên ngành công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các công trình nhà cao tầng trên địa bàn.
Theo đó, công tác kiểm tra tập trung vào việc chấp hành quy định của pháp luật về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định. Kiểm tra điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở và công trình nhà cao tầng. Yêu cầu tập trung đi sâu đánh giá giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, lối thoát nạn, tình trạng hoạt động của hệ thống, phương tiện PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan đã được trang bị, lắp đặt tại công trình; yêu cầu trang bị hệ thống, phương tiện PCCC và hệ thống kỹ thuật có liên quan so với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hiện hành. Kiểm tra việc tổ chức khắc phục các nội dung tồn tại về PCCC do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy đã kiến nghị. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng... xem thêm
Hậu quả từ quy hoạch kiểu nhồi nhét
“Hà Nội: Kỳ cục 1km đường rộng 6m mọc hơn 20 cao ốc” đã nhận sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Có những khu vực đã có quy hoạch nhưng cơ quan chức năng sẵn sàng sửa, thay đổi quy hoạch mà không tính tới những hệ lụy có hại cho lợi ích chung. Lãnh đạo TP Hà Nội tại một cuộc họp từng thẳng thắn cho rằng, chúng ta đang phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội. Theo các chuyên gia, công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng được ví như “cây gậy” vạn năng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định, phát triển. Nhưng đáng buồn, đây lại là khâu bộc lộ rất nhiều yếu kém, nếu không muốn nói là tiêu cực. Tình trạng quy hoạch theo kiểu nhồi nhét, “điền vào chỗ trống” diễn ra rất phổ biến... xem thêm
Phòng cháy chữa cháy chung cư và câu chuyện “tiền kiểm“
Hàng loạt vụ cháy tại một số tòa nhà chung cư cả trong Nam và ngoài Bắc liên tiếp xảy ra thời gian gần đây cho thấy vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC) đáng có nhiều tồn tại.
Cửa mở vào một chiều an toàn hơn cho cư dân khi thoát hiểm. Cư dân chỉ đẩy cửa để chạy vào, không thể chạy ngược ra. Điều này giúp cư dân trong lúc hoảng loạn không chạy ngược dòng người, không đụng nhau. Nếu cửa mở hai chiều, cư dân sẽ chạy ra chạy vào, làm buồng thoát hiểm không còn kín, áp lực thoát ra, khói lửa tràn vào. Mặt khác, họng nước chữa cháy Việt Nam quy định khối lượng nước cung cấp tới 180 phút, nhưng ở Singapore chỉ là 45 phút. Khoảng cách từ cửa căn hộ chung cư cho đến cầu thang thoát hiểm theo luật Việt Nam là 25 m cho hành lang một chiều và 40 m cho hành lang hai chiều. Ở Singapore là 30m cho hành lang một chiều và 70 m cho hành lang hai chiều. Có nghĩa là ở Việt Nam, cư dân di chuyển đến thang thoát hiểm gần hơn, nhanh hơn... xem thêm
"Phù phép" giấy tờ, qua mặt Sở Xây dựng để cất nhà trong biệt thự cổ
UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Công an tỉnh đẩy nhanh tiến độ điều tra việc giả mạo giấy tờ xảy ra tại công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt để xử lý theo pháp luật.
Ngày 11/4, ngành chức năng cho biết, khu đất trong biệt thự cổ 22 Hùng Vương (TP. Đà lạt) được quy hoạch là “đất ở cải tạo chỉnh trang” thuộc khu vực vành đai “trục di sản Đông-Tây”. Cty cổ phần Địa ốc Đà Lạt chỉ được sở hữu ngôi biệt thự cổ nói trên, còn phần đất trong khuôn viên biệt thự do Nhà nước quản lý và cho công ty này thuê. Tuy nhiên, đến tháng 7/2017, khi xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn trong khuôn viên biệt thự 22 Hùng Vương, dòng chữ nói trên đã "biến mất" ở các tài liệu trong hồ sơ của công ty Địa ốc Đà Lạt. Kết quả là công ty này đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng... xem thêm
Nguyên Huy (TH)
Theo cafeland.vn