Bất động sản 24h: Sai phạm từ việc đổi ban quản lý chung cư khiến tranh chấp lan rộng
- Tranh chấp chung cư lan rộng, hàng loạt quận lờ trách nhiệm; Dân bỏ cả tiền đặt cọc mua chung cư để tìm mua đất sau hàng loạt vụ cháy; Xót lòng nhà tiền tỷ nằm phơi sương... là những thông tin nhà đất nổi bật trong 24h qua.
Hình minh họa
Xót lòng nhà tiền tỷ nằm phơi sương
Những dãy nhà phố khang trang có giá bán hàng tỷ đồng nhưng lại không có người ở suốt nhiều năm, hư hỏng, xuống cấp. Đó là thực trạng tại khu vực trung tâm của thành phố mới Bình Dương.
Dự án Thành phố Mới Bình Dương có quy mô hơn 1.000 ha, được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 4/2010. Dự án bao gồm các hạng mục chính như: Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương (Tokyu Bình Dương Garden City) do công ty Becamex Tokyu làm chủ đầu tư, Trung tâm chính trị hành chính tập trung, Khu công nghệ kỹ thuật cao của Tập đoàn Mapletree (Singapore), Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, trường Quốc tế của tập đoàn giáo dục Kinderworld, Trung tâm thương mại tài chính, ngân hàng, khu dịch vụ ăn uống, hội nghị cao cấp, văn phòng làm việc, nhà ở (căn hộ, nhà phố, nhà riêng lẻ) phục vụ cho 125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc... xem thêm
Lại nóng Đặc khu Bắc Vân Phong
Dù UBND tỉnh Khánh Hòa đã có chỉ thị siết quản lý đất đai ở Đặc khu Bắc Vân Phong - huyện Vạn Ninh nhưng tình trạng chiếm đất rừng, san nhượng, tách thửa đất diễn ra phức tạp
Đây là điều đáng lo vì cuối năm 2017, tình trạng sốt đất đã được Báo Người Lao Động phản ánh khi nhiều người dân từ các nơi đổ xô về huyện Vạn Ninh mua đất nhằm đón đầu đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (Đặc khu Bắc Vân Phong). Giá đất vườn, đất lâm nghiệp ở khu vực này tăng vọt từ 300.000 - 700 000 đồng/m2 lên 1-3 triệu đồng/m2. Các "cò đất" liên tục thổi giá, quảng cáo "hỗ trợ" chạy dự án. Bên cạnh đó, tại địa phương này đã xuất hiện tình trạng người dân phá rừng chiếm đất tại các đảo, tách thửa để bán đất... xem thêm
Dân bỏ cả tiền đặt cọc mua chung cư để tìm mua đất sau hàng loạt vụ cháy
Sau hàng loạt sự cố cháy nổ chung cư ở Hà Nội và TPHCM khiến nhiều người dân ở thủ đô lo lắng bỏ cả tiền đã đặt cọc mua chung cư trước đó để tìm mua đất nền xây nhà mặt đất.
Do các vụ cháy xảy ra liên tiếp khiến nhiều người dân sống trong các khu chung cư cao tầng tỏ ra bất an. Họ cùng nhau căng băngrôn khẩu hiệu yêu cầu chủ đầu tư giải quyết nhiều tồn đọng kéo dài về công tác phòng cháy chữa cháy như tại: Chung cư Hei Tower (số 1 Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân), chung cư Golden West (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), chung cư cao cấp Tràng An Complex (Số 1, Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy)… Nhiều người từng có ý định mua chung cư thì phân vân, lo lắng, có người chấp nhận mất hàng chục triệu tiền đặt cọc, đi tìm mua nhà mặt đất... xem thêm
Quản lý tòa nhà: Nhiều sai phạm lộ diện từ những cuộc chuyển giao
Thay đổi đơn vị quản lý tòa nhà luôn gắn với nhiều câu chuyện và đây cũng là thời điểm mà nhiều sai phạm trong quản lý, vận hành tòa nhà và cả sử dụng quỹ bảo trì lộ diện.
Thời gian qua, tại nhiều khu chung cư, các cư dân liên tục “đảo” đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành tòa nhà. Thực tế này cho thấy, các cư dân đã phần nào thể hiện quyền làm chủ, đòi hỏi những dịch vụ có chất lượng tốt hơn cho cuộc sống của mình. Thực tế, dù hiện cả nước có đến đến 211 đơn vị đủ điều kiện về chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư (Hà Nội có 141 đơn vị, TP.HCM có 57 đơn vị), nhưng những đơn vị có tên tuổi, thương hiệu, có kinh nghiệm quản lý, vận hành lại không nhiều. Do đó, gây khó khăn cho chủ đầu tư và cư dân trong việc lựa chọn đơn vị quản lý. Tại nhiều khu chung cư, cư dân đã phải dính “quả đắng” khi đặt yếu tố giá lên trên khi lựa chọn đơn vị quản lý... xem thêm
Tranh chấp chung cư lan rộng: Hàng loạt quận lờ trách nhiệm
“Tôi gọi điện cho 6 quận, không ông chủ tịch, bí thư quận nào gửi cho tôi một tờ kiến nghị. Tôi chỉ mong nhận được kiến nghị để xây dựng dự thảo chuyển thành phố quyết định cưỡng chế thẳng vào tài khoản của nhà đầu tư thì họ mới sợ. Nhưng cho đến hôm nay không có cái nào cả”, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục phát biểu tại cuộc họp với Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội chiều ngày 12/4.
Ông Quân cũng cho biết, trên địa bàn thành phố còn 270 tòa chung cư thương mại hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm nay, đã lấp đầy dân cư nhưng chưa thành lập được ban quản trị, chưa bàn giao được quỹ bảo trì, chưa phân định được diện tích chung riêng, chưa bàn giao được hồ sơ. “Vấn đề này nảy sinh từ nhiều năm nay. Tại sao làm chưa được, chưa hiệu quả như chỉ đạo của thành phố?”, ông Quân nêu. Ông Quân cũng chỉ rõ, còn 109 tòa chưa bàn giao diện tích sinh hoạt cộng đồng và 158 tòa chưa bàn giao kinh phí bảo trì... xem thêm
Nguyên Huy (TH)
Theo cafeland.vn